Bà mẹ trẻ đơn thân này vừa trải qua 8 kỳ truyền hóa chất sau phẫu thuật và chỉ khi mổ, chị mới chịu nằm trên giường bệnh. Mỗi khi vừa rút kim truyền là lao vào với công việc, bởi tình yêu dành cho con lớn hơn cả mạng sống của chính mình không cho phép chị ngơi nghỉ.
Từ bỏ công việc trong một công ty xuất nhập khẩu để chữa bệnh, Thủy Bốp (tên thật là Bùi Thu Thủy) lại khiến mình bận rộn với công việc kinh doanh thực phẩm online. Vốn nổi tiếng với món bánh trung thu và bánh mochi, Tết này, chị làm thêm các sản phẩm truyền thống như giò xào, bánh chưng, hành kiệu muối… để kinh doanh.
Chị Loan, một người bạn kiêm khách hàng của Thủy Bốp đến tận nhà để thăm và “xí” phần giò xào. Đáp lại lời trách yêu “chẳng chịu ship hàng cho người ta”, Thủy Bốp cười xòa: “Tớ cũng ước một ngày có được 50 – 100 tiếng để làm việc, còn tiết kiệm tiền cho con nữa, nhưng có 24 giờ thôi thì biết làm sao?” Nụ cười ngọt ngào của người phụ nữ này khiến ta khó tin, chị đang chiến đấu với ung thư.Sau khi phẫu thuật vào tháng 5, thay vì ngồi đợi tóc rụng vì hóa trị, Thủy Bốp tự tay cạo bỏ mái tóc xinh đẹp của mình. “Vậy mà cũng có lúc, mình quên mất rằng mình không còn tóc đấy. Hôm trước mình đi cùng một người bạn vào hiệu làm tóc, thấy cô ấy nhuộm màu đỏ ưng quá, mình hồn nhiên quay sang nói với chủ salon: Tết này, chị nhuộm cho em màu y hệt nhé! Nói xong mới thấy mình “hố”, tất cả cười ồ lên. Chị chủ cũng rất đáng yêu, dặn: “Ừ, trước Tết đem bộ tóc giả ra đây, ưng màu nào chị nhuộm cho màu đó”. Hình xăm sau gáy là Phạm Hanh Nguyên, Thủy mong muốn con trai của mình có được cuộc đời hanh thông và tròn đầy. Con trai chính là nguồn năng lượng giúp Thủy chống chọi để vượt qua bệnh tật. Bốp và mẹ không còn ở với bố từ năm Bốp hơn 3 tuổi. Cậu bé vừa chững chạc như một người đàn ông thực thụ, vừa ngộ nghĩnh và rất tình cảm, ngọt ngào với mẹ. Biết mẹ bị ung thư vú, Bốp khóc, nhưng cậu bé không để mình buồn lâu. Bốp đến viện chăm mẹ trong những ngày xạ trị, giúp mẹ làm hết việc nhà. Cậu bé đang gấp 1.000 chú hạc giấy để ước nguyện “điều ước bí mật” dành cho mẹ. Trong khi mẹ tranh thủ vừa nấu cơm vừa làm đồ ăn theo đơn đặt hàng của khách, Bốp hỗ trợ mẹ việc dọn bàn ăn.Thi thoảng, cu cậu cũng phụng phịu vì mẹ bận việc quá, không có nhiều thời gian dành cho mình, nhưng thuộc lòng câu “thần chú” của mẹ: “Mẹ không làm thì lấy đâu ra tiền để nuôi con, chữa bệnh?”, Bốp học cách tự chăm sóc mình và chăm sóc mẹ, làm chỗ dựa tinh thần cho mẹ trong những ngày vất vả.Chị Thủy có cách dạy con rất thú vị, vừa nguyên tắc và nghiêm, vừa dịu dàng, kiên nhẫn giải thích cho con hiểu. Bốp là đứa trẻ hiểu chuyện, nhưng cũng có lúc “chống đối” mẹ kiểu rất ngộ nghĩnh thế này. Khi mẹ dạy không bao giờ được đánh, bắt nạt bạn nữ mà phải bảo vệ bạn và giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại, chị đưa ví dụ “Bốp nghĩ xem, các bạn nữ cũng giống mẹ, con thử tưởng tượng, nhỡ ai bắt nạt mẹ thì sao?”, Bốp liền vặn vẹo: “Mẹ có phải con gái đâu, con thấy mẹ như đàn ông í. Con gái phải nhẹ nhàng, còn giọng mẹ lúc nào cũng ồm ồm. Con gái phải không làm được việc nặng, mẹ vẫn tự làm đấy thôi!”Đã kết thúc xạ trị, chị Thủy vẫn phải dùng thuốc để ổn định bệnh cũng như loại bỏ hoàn toàn hormon nữ trong cơ thể. Với chị, nỗi lo lớn nhất không phải là cái chết…… mà là ra đi khi chưa tích lũy đủ cho tương lai của con trai mình.Làm việc liên tục trong khoảng 14 - 16 giờ/ngày, ngủ khoảng 3 giờ/ngày, Thủy Bốp vẫn không quên dành thời gian chơi và tập thể dục cùng bé Bốp.Hai mẹ con tập thể dục mỗi ngày. Ngoài việc nâng cao thể lực để chống lại bệnh ung thư, đó còn làsự rèn luyện để chị sẵn sàng cho chuyến chinh phục Phanxipăng hôm 17/12 tới đây.Nguồn năng lượng ngỡ như bất tận để chị tự kiếm tiền trang trải cuộc sống, chữa bệnh, nuôi con, sống lạc quan, không đâu xa, chính là tình cảm ngọt ngào của Bốp.“Thời gian quý lắm, thay vì ngồi đau khổ, tôi lao động và yêu thương, sống trọn vẹn từng phút mình còn trên đời”.
Bà mẹ trẻ đơn thân này vừa trải qua 8 kỳ truyền hóa chất sau phẫu thuật và chỉ khi mổ, chị mới chịu nằm trên giường bệnh. Mỗi khi vừa rút kim truyền là lao vào với công việc, bởi tình yêu dành cho con lớn hơn cả mạng sống của chính mình không cho phép chị ngơi nghỉ.
Từ bỏ công việc trong một công ty xuất nhập khẩu để chữa bệnh, Thủy Bốp (tên thật là Bùi Thu Thủy) lại khiến mình bận rộn với công việc kinh doanh thực phẩm online. Vốn nổi tiếng với món bánh trung thu và bánh mochi, Tết này, chị làm thêm các sản phẩm truyền thống như giò xào, bánh chưng, hành kiệu muối… để kinh doanh.
Chị Loan, một người bạn kiêm khách hàng của Thủy Bốp đến tận nhà để thăm và “xí” phần giò xào. Đáp lại lời trách yêu “chẳng chịu ship hàng cho người ta”, Thủy Bốp cười xòa: “Tớ cũng ước một ngày có được 50 – 100 tiếng để làm việc, còn tiết kiệm tiền cho con nữa, nhưng có 24 giờ thôi thì biết làm sao?”
Nụ cười ngọt ngào của người phụ nữ này khiến ta khó tin, chị đang chiến đấu với ung thư.
Sau khi phẫu thuật vào tháng 5, thay vì ngồi đợi tóc rụng vì hóa trị, Thủy Bốp tự tay cạo bỏ mái tóc xinh đẹp của mình. “Vậy mà cũng có lúc, mình quên mất rằng mình không còn tóc đấy. Hôm trước mình đi cùng một người bạn vào hiệu làm tóc, thấy cô ấy nhuộm màu đỏ ưng quá, mình hồn nhiên quay sang nói với chủ salon: Tết này, chị nhuộm cho em màu y hệt nhé! Nói xong mới thấy mình “hố”, tất cả cười ồ lên. Chị chủ cũng rất đáng yêu, dặn: “Ừ, trước Tết đem bộ tóc giả ra đây, ưng màu nào chị nhuộm cho màu đó”.
Hình xăm sau gáy là Phạm Hanh Nguyên, Thủy mong muốn con trai của mình có được cuộc đời hanh thông và tròn đầy. Con trai chính là nguồn năng lượng giúp Thủy chống chọi để vượt qua bệnh tật.
Bốp và mẹ không còn ở với bố từ năm Bốp hơn 3 tuổi. Cậu bé vừa chững chạc như một người đàn ông thực thụ, vừa ngộ nghĩnh và rất tình cảm, ngọt ngào với mẹ. Biết mẹ bị ung thư vú, Bốp khóc, nhưng cậu bé không để mình buồn lâu. Bốp đến viện chăm mẹ trong những ngày xạ trị, giúp mẹ làm hết việc nhà. Cậu bé đang gấp 1.000 chú hạc giấy để ước nguyện “điều ước bí mật” dành cho mẹ.
Trong khi mẹ tranh thủ vừa nấu cơm vừa làm đồ ăn theo đơn đặt hàng của khách, Bốp hỗ trợ mẹ việc dọn bàn ăn.
Thi thoảng, cu cậu cũng phụng phịu vì mẹ bận việc quá, không có nhiều thời gian dành cho mình, nhưng thuộc lòng câu “thần chú” của mẹ: “Mẹ không làm thì lấy đâu ra tiền để nuôi con, chữa bệnh?”, Bốp học cách tự chăm sóc mình và chăm sóc mẹ, làm chỗ dựa tinh thần cho mẹ trong những ngày vất vả.
Chị Thủy có cách dạy con rất thú vị, vừa nguyên tắc và nghiêm, vừa dịu dàng, kiên nhẫn giải thích cho con hiểu. Bốp là đứa trẻ hiểu chuyện, nhưng cũng có lúc “chống đối” mẹ kiểu rất ngộ nghĩnh thế này. Khi mẹ dạy không bao giờ được đánh, bắt nạt bạn nữ mà phải bảo vệ bạn và giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại, chị đưa ví dụ “Bốp nghĩ xem, các bạn nữ cũng giống mẹ, con thử tưởng tượng, nhỡ ai bắt nạt mẹ thì sao?”, Bốp liền vặn vẹo: “Mẹ có phải con gái đâu, con thấy mẹ như đàn ông í. Con gái phải nhẹ nhàng, còn giọng mẹ lúc nào cũng ồm ồm. Con gái phải không làm được việc nặng, mẹ vẫn tự làm đấy thôi!”
Đã kết thúc xạ trị, chị Thủy vẫn phải dùng thuốc để ổn định bệnh cũng như loại bỏ hoàn toàn hormon nữ trong cơ thể. Với chị, nỗi lo lớn nhất không phải là cái chết…
… mà là ra đi khi chưa tích lũy đủ cho tương lai của con trai mình.
Làm việc liên tục trong khoảng 14 - 16 giờ/ngày, ngủ khoảng 3 giờ/ngày, Thủy Bốp vẫn không quên dành thời gian chơi và tập thể dục cùng bé Bốp.
Hai mẹ con tập thể dục mỗi ngày. Ngoài việc nâng cao thể lực để chống lại bệnh ung thư, đó còn làsự rèn luyện để chị sẵn sàng cho chuyến chinh phục Phanxipăng hôm 17/12 tới đây.
Nguồn năng lượng ngỡ như bất tận để chị tự kiếm tiền trang trải cuộc sống, chữa bệnh, nuôi con, sống lạc quan, không đâu xa, chính là tình cảm ngọt ngào của Bốp.
“Thời gian quý lắm, thay vì ngồi đau khổ, tôi lao động và yêu thương, sống trọn vẹn từng phút mình còn trên đời”.