“Chính quyền thành phố muốn những lao động nhập cư như chúng tôi rời khỏi Bắc Kinh. Họ nói rằng chúng tôi quá đông”, Yin Xueqiang, một công nhân thu mua phế liệu đến từ tỉnh Hà Nam, chia sẻ.Trong bối cảnh các nhà chức trách đang cố gắng kiềm chế tốc độ gia tăng dân số ở Bắc Kinh, những người thu mua phế liệu đang dần bị “đào thải” mặc dù họ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tái chế đặc biệt ở Trung Quốc.“Người dân Bắc Kinh không thể sống thiếu chúng tôi dù chỉ một ngày. Ai sẽ là người thu dọn rác và tái chế các loại phế liệu? Bạn có nghĩ rằng người dân Bắc Kinh sẽ làm công việc này”, Yin nói tiếp.Được biết, công việc thu mua phế liệu mang lại thu nhập cho Yin khoảng 3.000 đến 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Ông đã làm công việc này trong suốt hơn 10 năm.Một vài người bạn của Yin từ Hà Nam đã rời khỏi Bắc Kinh khi cuộc sống ở thành phố đắt đỏ này ngày càng khó khăn hơn. Yin chia sẻ ông đang nghĩ sẽ trở về quê hoặc chuyển tới một bãi phế liệu khác cách xa trung tâm thành phố.Quang cảnh một bãi phế liệu ở vùng ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.Li Xiangling chở đầy phế liệu đi qua một con ngõ ở vùng ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.Những người công nhân phơi quần áo ngay tại một bãi tái chế ở Bắc Kinh.Ông Huan (bên phải) là chủ một cơ sở thu mua phế liệu ở Bắc Kinh.Ông Huan sống cùng vợ con sống trong một căn nhà tạm bợ ngay tại bãi phế liệu ở ngoại ô Bắc Kinh.Một người đàn ông thu mua phế liệu ở Bắc Kinh.Một công nhân cắt kim loại tại bãi phế liệu.Nhân viên an ninh đứng gác tại lối vào một bãi phế liệu ở Bắc Kinh để ngăn những người thu mua phế liệu vào trong. Trước đó, giới chức thành phố đã yêu cầu họ phải rời khỏi đây trong vòng 10 ngày. (Nguồn ảnh: Reuters).
“Chính quyền thành phố muốn những lao động nhập cư như chúng tôi rời khỏi Bắc Kinh. Họ nói rằng chúng tôi quá đông”, Yin Xueqiang, một công nhân thu mua phế liệu đến từ tỉnh Hà Nam, chia sẻ.
Trong bối cảnh các nhà chức trách đang cố gắng kiềm chế tốc độ gia tăng dân số ở Bắc Kinh, những người thu mua phế liệu đang dần bị “đào thải” mặc dù họ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tái chế đặc biệt ở Trung Quốc.
“Người dân Bắc Kinh không thể sống thiếu chúng tôi dù chỉ một ngày. Ai sẽ là người thu dọn rác và tái chế các loại phế liệu? Bạn có nghĩ rằng người dân Bắc Kinh sẽ làm công việc này”, Yin nói tiếp.
Được biết, công việc thu mua phế liệu mang lại thu nhập cho Yin khoảng 3.000 đến 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Ông đã làm công việc này trong suốt hơn 10 năm.
Một vài người bạn của Yin từ Hà Nam đã rời khỏi Bắc Kinh khi cuộc sống ở thành phố đắt đỏ này ngày càng khó khăn hơn. Yin chia sẻ ông đang nghĩ sẽ trở về quê hoặc chuyển tới một bãi phế liệu khác cách xa trung tâm thành phố.
Quang cảnh một bãi phế liệu ở vùng ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.
Li Xiangling chở đầy phế liệu đi qua một con ngõ ở vùng ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.
Những người công nhân phơi quần áo ngay tại một bãi tái chế ở Bắc Kinh.
Ông Huan (bên phải) là chủ một cơ sở thu mua phế liệu ở Bắc Kinh.
Ông Huan sống cùng vợ con sống trong một căn nhà tạm bợ ngay tại bãi phế liệu ở ngoại ô Bắc Kinh.
Một người đàn ông thu mua phế liệu ở Bắc Kinh.
Một công nhân cắt kim loại tại bãi phế liệu.
Nhân viên an ninh đứng gác tại lối vào một bãi phế liệu ở Bắc Kinh để ngăn những người thu mua phế liệu vào trong. Trước đó, giới chức thành phố đã yêu cầu họ phải rời khỏi đây trong vòng 10 ngày. (Nguồn ảnh: Reuters).