Năm 1993, ông Nhạc Kim ở thành phố Cát Lâm, phía Bắc Trung Quốc vào rừng đốn củi, không may bị rơi xuống vực và chết hụt sau lần đó. Tuy qua khỏi nhưng các bác sĩ đã phải cắt hai chân của ông Nhạc cùng 9 ngón tay vì đã bị giập nát không thể cứu chữa. Đối với một người đàn ông lao động chân tay thì việc mất cả tứ chi không khác nào tin báo tử. Nỗi đau cơ thể không lành lặn chưa qua, không lâu sau ông Nhạc mất đi người vợ sau ca sinh ba ngày, để lại ông cùng cô con gái dựa vào nhau sống vất vả, nhọc nhằn.Sau biến cố trên, ông Nhạc không còn biết làm gì hơn là đi ăn xin vài đồng xu lẻ và thức ăn thừa. Ông để lại cô con gái vừa chào đời nhờ hàng xóm nuôi hộ và liều mình lên thành phố. Thế nhưng một người đàn ông từng sống dựa vào sức lao động của bản thân nay lại đi xin sự bố thí từ người khác là điều hết sức khó khăn: “Lúc đó tôi đã nghĩ mình không thể xin ăn người khác như vậy mãi được, tôi phải tự làm bằng chính sức mình”, ông Nhạc nói với một hãng truyền thông trong bài phỏng vấn gần đây.Nói là làm, Nhạc dồn hết những đồng tiền kiếm được khoảng 700 NDT (khoảng 2,4 triệu đồng) mua đồ nghề sửa chữa xe đạp và tập sửa xe. Cái khó của công việc hoàn toàn mới này với người đầy đủ chân tay đã khó, trong khi ông Nhạc phải làm quen với đồ sửa xe bằng một ngón tay duy nhất lại càng là trở ngại vô cùng lớn.Tuy vậy Nhạc không nản, với chỉ một ngón tay, ông cố gắng tì đồ nghề vào ngón tay duy nhất cùng cùi và lòng bàn tay, tạo lực và kẹp chặt đồ nghề. Vượt qua bao khó khăn, hiện tại người đàn ông 58 tuổi đã có được hiệu sửa xe đạp của riêng mình ở thành phố Cát Lâm với đầy đủ đồ nghề hỗ trợ cho công việc này. Con gái của ông đã trưởng thành và kết hôn có con cái, có cuộc sống tươm tất, đủ đầy.Cả con gái và con rể đều mong đền đáp cha nhưng ông Nhạc đều từ chối và muốn tiếp tục gắn bó với nghề sửa xe đã mang lại cho ông tình yêu. “Hiện tại mỗi ngày tôi đều sửa xe kiếm ra tiền và sống ổn cả”, ông Nhạc tâm sự và cảm thấy lạc quan về cuộc sống của bản thân.
Năm 1993, ông Nhạc Kim ở thành phố Cát Lâm, phía Bắc Trung Quốc vào rừng đốn củi, không may bị rơi xuống vực và chết hụt sau lần đó. Tuy qua khỏi nhưng các bác sĩ đã phải cắt hai chân của ông Nhạc cùng 9 ngón tay vì đã bị giập nát không thể cứu chữa. Đối với một người đàn ông lao động chân tay thì việc mất cả tứ chi không khác nào tin báo tử. Nỗi đau cơ thể không lành lặn chưa qua, không lâu sau ông Nhạc mất đi người vợ sau ca sinh ba ngày, để lại ông cùng cô con gái dựa vào nhau sống vất vả, nhọc nhằn.
Sau biến cố trên, ông Nhạc không còn biết làm gì hơn là đi ăn xin vài đồng xu lẻ và thức ăn thừa. Ông để lại cô con gái vừa chào đời nhờ hàng xóm nuôi hộ và liều mình lên thành phố. Thế nhưng một người đàn ông từng sống dựa vào sức lao động của bản thân nay lại đi xin sự bố thí từ người khác là điều hết sức khó khăn: “Lúc đó tôi đã nghĩ mình không thể xin ăn người khác như vậy mãi được, tôi phải tự làm bằng chính sức mình”, ông Nhạc nói với một hãng truyền thông trong bài phỏng vấn gần đây.
Nói là làm, Nhạc dồn hết những đồng tiền kiếm được khoảng 700 NDT (khoảng 2,4 triệu đồng) mua đồ nghề sửa chữa xe đạp và tập sửa xe. Cái khó của công việc hoàn toàn mới này với người đầy đủ chân tay đã khó, trong khi ông Nhạc phải làm quen với đồ sửa xe bằng một ngón tay duy nhất lại càng là trở ngại vô cùng lớn.
Tuy vậy Nhạc không nản, với chỉ một ngón tay, ông cố gắng tì đồ nghề vào ngón tay duy nhất cùng cùi và lòng bàn tay, tạo lực và kẹp chặt đồ nghề. Vượt qua bao khó khăn, hiện tại người đàn ông 58 tuổi đã có được hiệu sửa xe đạp của riêng mình ở thành phố Cát Lâm với đầy đủ đồ nghề hỗ trợ cho công việc này. Con gái của ông đã trưởng thành và kết hôn có con cái, có cuộc sống tươm tất, đủ đầy.
Cả con gái và con rể đều mong đền đáp cha nhưng ông Nhạc đều từ chối và muốn tiếp tục gắn bó với nghề sửa xe đã mang lại cho ông tình yêu. “Hiện tại mỗi ngày tôi đều sửa xe kiếm ra tiền và sống ổn cả”, ông Nhạc tâm sự và cảm thấy lạc quan về cuộc sống của bản thân.