Nhiều người kiêng ăn thịt trong ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch với hy vọng may mắn sẽ đến với họ. Thay vào đó, họ sẽ thưởng thức một món chay có tên jai (ảnh) được làm từ hạt sen, đậu khô và măng,... Vào ngày này, các gia đình quây quần bên nhau. Trẻ con và những người trẻ tuổi sẽ được nhận phong bao lì xì. Ảnh: Huffington Post.Trong ngày mùng 2 Tết, người dân Trung Quốc thường thắp hương bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần. Ảnh: Internet.Ngày mùng 3 và mùng 4 Tết có thể là dịp để các chàng rể bày tỏ tấm lòng hiếu kính với bố mẹ vợ. Ảnh: Huffington Post.Theo China.org, ngày mùng 5 Tết Âm lịch ở Trung Quốc hay còn gọi là ngày Po Woo hoặc Po Wu, mọi người thường ở nhà để đón Thần Tài. Việc đi thăm hỏi người thân và bạn bè trong ngày này bị cho là sẽ mang lại điều không may. Ảnh: Internet.Trong ngày mùng 6 đến mùng 10, người dân thường đi lễ ở đền, chùa để cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với họ và gia đình trong năm mới. Ảnh: Huffington Post.Ngày mùng 7 Tết được coi là ngày sinh nhật của loài người. Vào ngày này, người dân sẽ thưởng thức món mì và cá, biểu tượng cho sự trường thọ và thành công. Ảnh: Huffington Post.Người dân Phúc Kiến có bữa tối đoàn viên nữa vào ngày thứ 8 trong năm mới và cầu nguyện thần Thiên Cung (trùng tên với trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc) lúc nửa đêm. Ảnh: Huffington Post.Ngày thứ 9: Người dân cúng bái Ngọc Hoàng. Theo thần thoại Trung Quốc, Ngọc Hoàng là người cai trị thiên giới và tạo ra vũ trụ. Ảnh: Huffington Post.Trong khoảng thời gian từ mùng 10 đến 13 dịp Tết Nguyên đán: Mọi người thường mời người thân, bạn bè đến ăn tối. Ảnh: Huffington Post.Ngày thứ 14 của năm mới: Chuẩn bị sẵn sàng cho lễ hội đèn lồng diễn ra vào tối hôm sau. Vào đêm 15/1 Âm lịch, lễ hội đèn lồng chính thức diễn ra. Ảnh: Huffington Post.
Nhiều người kiêng ăn thịt trong ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch với hy vọng may mắn sẽ đến với họ. Thay vào đó, họ sẽ thưởng thức một món chay có tên jai (ảnh) được làm từ hạt sen, đậu khô và măng,... Vào ngày này, các gia đình quây quần bên nhau. Trẻ con và những người trẻ tuổi sẽ được nhận phong bao lì xì. Ảnh: Huffington Post.
Trong ngày mùng 2 Tết, người dân Trung Quốc thường thắp hương bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần. Ảnh: Internet.
Ngày mùng 3 và mùng 4 Tết có thể là dịp để các chàng rể bày tỏ tấm lòng hiếu kính với bố mẹ vợ. Ảnh: Huffington Post.
Theo China.org, ngày mùng 5 Tết Âm lịch ở Trung Quốc hay còn gọi là ngày Po Woo hoặc Po Wu, mọi người thường ở nhà để đón Thần Tài. Việc đi thăm hỏi người thân và bạn bè trong ngày này bị cho là sẽ mang lại điều không may. Ảnh: Internet.
Trong ngày mùng 6 đến mùng 10, người dân thường đi lễ ở đền, chùa để cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với họ và gia đình trong năm mới. Ảnh: Huffington Post.
Ngày mùng 7 Tết được coi là ngày sinh nhật của loài người. Vào ngày này, người dân sẽ thưởng thức món mì và cá, biểu tượng cho sự trường thọ và thành công. Ảnh: Huffington Post.
Người dân Phúc Kiến có bữa tối đoàn viên nữa vào ngày thứ 8 trong năm mới và cầu nguyện thần Thiên Cung (trùng tên với trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc) lúc nửa đêm. Ảnh: Huffington Post.
Ngày thứ 9: Người dân cúng bái Ngọc Hoàng. Theo thần thoại Trung Quốc, Ngọc Hoàng là người cai trị thiên giới và tạo ra vũ trụ. Ảnh: Huffington Post.
Trong khoảng thời gian từ mùng 10 đến 13 dịp Tết Nguyên đán: Mọi người thường mời người thân, bạn bè đến ăn tối. Ảnh: Huffington Post.
Ngày thứ 14 của năm mới: Chuẩn bị sẵn sàng cho lễ hội đèn lồng diễn ra vào tối hôm sau. Vào đêm 15/1 Âm lịch, lễ hội đèn lồng chính thức diễn ra. Ảnh: Huffington Post.