Cửu Long Trại Thành là khu đô thị ổ chuột nổi tiếng của Hong Kong một thời. Dù rộng chưa đến 2,7 ha, khu đô thị này vào giai đoạn cao điểm từng là nơi sinh sống của gần 33.000 dân. Nơi này được đặt biệt danh là "thành phố của bóng tối" với các tệ nạn và tội phạm hoành hành. Ảnh: South China Morning Post.Từ thập niên 1950 đến năm 1994, có hơn 33.000 người sống và làm việc tại Kowloon. Hơn 300 tòa nhà cao tầng được kết nối với nhau như một thành trì chiếm một góc riêng biệt của Hong Kong. Khu đô thị này gần như là nơi mà pháp luật Hong Kong không thể đụng tới, là trung tâm của nha phiến và hoạt động của Hội Tam Hoàng. Ảnh: South China Morning Post.Khu vực nằm phía bắc đảo Hong Kong không được quản lý chặt chẽ. Vùng đất từng là một doanh trại của Trung Quốc đã trở thành khu đô thị với mật độ dân số có lúc gâp 119 lần New York, theo Business Insider. Ảnh: South China Morning Post.Cửu Long Trại Thành hình thành trong giai đoạn làn sóng dân di cư từ đại lục đổ đến Hong Kong sau Thế chiến II. Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, những đại gia tại nơi này đầu tư xây dựng các tòa nhà cao tầng ở vùng đất phía bắc đảo Hong Kong thu lợi. Ảnh: South China Morning Post.Dù nằm tại Hong Kong, Kowloon về mặt pháp lý lại là một doanh trại của Trung Quốc. Khu đô thị trở thành một vùng đất mà cả chính quyền Hong Kong, khi đó thuộc thực dân Anh, và chính quyền Trung Quốc đều không muốn quản lý. Nơi này rơi vào tình cảnh đứng ngoài vòng pháp luật. Ảnh: South China Morning Post.Cửu Long Trại Thành trở thành "thiên đường" cho các hoạt động của giang hồ, Hội Tam hoàng, những băng đảng buôn bán ma túy. Cảnh sát, thanh tra y tế và nhân viên thu thuế cũng ngại không muốn đến nơi này. Ảnh: South China Morning Post.Quy định duy nhất được áp dụng và thực thi tại khu đô thị này là chiều cao của những tòa nhà. Vì sân bay quốc tế Hong Kong nằm gần khu đô thị, những tòa nhà tại đây không được cao quá 13-14 tầng. Trong ảnh, Cửu Long Trại Thành nhìn từ bên ngoài vào năm 1991. Ảnh: South China Morning Post.Những tòa nhà tại Kowloon được chính quyền Hong Kong cho phá dỡ vào năm 1993. Ảnh: South China Morning Post.Phần lớn người sinh sống tại Cửu Long Trại Thành thuộc thành phần dân lao động. Nhiều hộ kinh doanh, phòng khám hình thành tại nơi này mà không có giấy phép để phục vụ nhu cầu của người dân với giá rẻ. Đây còn là nơi sản xuất nhiều mặt hàng để tiêu thụ khắp Hong Kong, chẳng hạn như cá viên hay mì sợi. Ảnh: South China Morning Post.Nhiều tư liệu mô tả Cửu Long Trại Thành như có một khí hậu của riêng mình. Với hệ thống ống dẫn nước, đường dây điện chằng chịt và cống thoát không được quy hoạch khoa học, những tầng thấp thường chịu cảnh sống trong nóng bức, ẩm thấp và tối năm. Ảnh: South China Morning Post.Năm 1987, chính quyền Anh và Trung Quốc thống nhất giải tỏa khu đô thị Kowloon. Quá trình di dời gần 33.000 người dân tại nơi này mất gần 5 năm để hoàn thành. Các tòa nhà bắt đầu được tháo dỡ và phá hủy vào năm 1993. Ảnh: South China Morning Post. *) Title do Kiến Thức biên tập lại Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)
Cửu Long Trại Thành là khu đô thị ổ chuột nổi tiếng của Hong Kong một thời. Dù rộng chưa đến 2,7 ha, khu đô thị này vào giai đoạn cao điểm từng là nơi sinh sống của gần 33.000 dân. Nơi này được đặt biệt danh là "thành phố của bóng tối" với các tệ nạn và tội phạm hoành hành. Ảnh: South China Morning Post.
Từ thập niên 1950 đến năm 1994, có hơn 33.000 người sống và làm việc tại Kowloon. Hơn 300 tòa nhà cao tầng được kết nối với nhau như một thành trì chiếm một góc riêng biệt của Hong Kong. Khu đô thị này gần như là nơi mà pháp luật Hong Kong không thể đụng tới, là trung tâm của nha phiến và hoạt động của Hội Tam Hoàng. Ảnh: South China Morning Post.
Khu vực nằm phía bắc đảo Hong Kong không được quản lý chặt chẽ. Vùng đất từng là một doanh trại của Trung Quốc đã trở thành khu đô thị với mật độ dân số có lúc gâp 119 lần New York, theo Business Insider. Ảnh: South China Morning Post.
Cửu Long Trại Thành hình thành trong giai đoạn làn sóng dân di cư từ đại lục đổ đến Hong Kong sau Thế chiến II. Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, những đại gia tại nơi này đầu tư xây dựng các tòa nhà cao tầng ở vùng đất phía bắc đảo Hong Kong thu lợi. Ảnh: South China Morning Post.
Dù nằm tại Hong Kong, Kowloon về mặt pháp lý lại là một doanh trại của Trung Quốc. Khu đô thị trở thành một vùng đất mà cả chính quyền Hong Kong, khi đó thuộc thực dân Anh, và chính quyền Trung Quốc đều không muốn quản lý. Nơi này rơi vào tình cảnh đứng ngoài vòng pháp luật. Ảnh: South China Morning Post.
Cửu Long Trại Thành trở thành "thiên đường" cho các hoạt động của giang hồ, Hội Tam hoàng, những băng đảng buôn bán ma túy. Cảnh sát, thanh tra y tế và nhân viên thu thuế cũng ngại không muốn đến nơi này. Ảnh: South China Morning Post.
Quy định duy nhất được áp dụng và thực thi tại khu đô thị này là chiều cao của những tòa nhà. Vì sân bay quốc tế Hong Kong nằm gần khu đô thị, những tòa nhà tại đây không được cao quá 13-14 tầng. Trong ảnh, Cửu Long Trại Thành nhìn từ bên ngoài vào năm 1991. Ảnh: South China Morning Post.
Những tòa nhà tại Kowloon được chính quyền Hong Kong cho phá dỡ vào năm 1993. Ảnh: South China Morning Post.
Phần lớn người sinh sống tại Cửu Long Trại Thành thuộc thành phần dân lao động. Nhiều hộ kinh doanh, phòng khám hình thành tại nơi này mà không có giấy phép để phục vụ nhu cầu của người dân với giá rẻ. Đây còn là nơi sản xuất nhiều mặt hàng để tiêu thụ khắp Hong Kong, chẳng hạn như cá viên hay mì sợi. Ảnh: South China Morning Post.
Nhiều tư liệu mô tả Cửu Long Trại Thành như có một khí hậu của riêng mình. Với hệ thống ống dẫn nước, đường dây điện chằng chịt và cống thoát không được quy hoạch khoa học, những tầng thấp thường chịu cảnh sống trong nóng bức, ẩm thấp và tối năm. Ảnh: South China Morning Post.
Năm 1987, chính quyền Anh và Trung Quốc thống nhất giải tỏa khu đô thị Kowloon. Quá trình di dời gần 33.000 người dân tại nơi này mất gần 5 năm để hoàn thành. Các tòa nhà bắt đầu được tháo dỡ và phá hủy vào năm 1993. Ảnh: South China Morning Post. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)