Cuộc sống trên quần đảo Solomon dường như vẫn y nguyên như hàng nghìn năm trước kể từ thời tổ tiên của họ. Họ dùng ánh trăng để tính lịch ngày tháng và sử dụng thuyền độc mộc làm từ những thân cây rỗng để di chuyển."Hầu hết người dân sinh sống trên quần đảo Solomon đều ở trong những ngôi nhà truyền thống được làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên", nhiếp ảnh gia Astre nói. "Cọ Sago dùng làm mái nhà trong khi tre, dứa dại và các loại gỗ khác nhau (bao gồm cả loài cây ngập mặn) được người dân tận dụng để dựng nhà. Khu vực nấu ăn ở một chỗ tách biệt với phần còn lại của ngôi nhà", anh nói.Xe tăng, máy bay và tàu chiến của Nhật Bản và Mỹ hồi Chiến tranh Thế giới 2 vẫn được tìm thấy ở quần đảo này. Trong ảnh, đảo Kennedy (được đặt tên theo Trung úy Mỹ John F.Kenedy) là nơi trú chân của người quân nhân này cùng các đồng đội bị mắc kẹt lại sau khi tàu của họ bị một tàu khu trục Nhật Bản chặn vào ngày 2/8/1942.Lũ trẻ chơi trên một chiếc ô tô cũ. Đặc điểm da đen và tóc vàng của người dân trên quần đảo Solomon là dấu hỏi nhiều năm của các nhà khoa học.Con đường nối liền thị trấn Gizo ở phía Nam tới khu Saeraghi ở phía bắc. Nó chạy dọc theo bờ biển và ngang qua nhiều làng mạc nhỏ hơn.Nhiếp ảnh gia tài năng ghi lại khoảnh khắc hai em nhỏ cười tươi.Chợ địa phương bán nhiều hoa quả nhiệt đới, rau và cá. Mỗi buổi sáng, người dân từ các đảo lân cận tới đảo này để bán hàng dưới những tán cây cao. Những người tới từ các vùng xa hơn có thể nằm ngủ bên những thứ họ bán cả tuần liền. Thứ 6 hàng tuần là ngày chợ diễn ra nhộn nhịp nhất. Tiền kiếm được ở đây là nguồn thu nhập duy nhất của người dân.Thị trấn Gizo trên đảo Ghizo là thủ phủ của tỉnh Miền Tây với dân số 6.154 người theo số liệu năm 2005.Cuộc sống của người dân trên quần đảo Solomon diễn ra buồn tẻ. Để giết thời gian, các nam thanh niên nơi đây thường lấy bài ra chơi.Đảo Kolombangara trông từ Nusatuva.Đảo Olasana với bờ biển cát trắng, rạn san hô.Các thanh niên đùa nghịch với nước vào lúc chiều tà.
Cuộc sống trên quần đảo Solomon dường như vẫn y nguyên như hàng nghìn năm trước kể từ thời tổ tiên của họ. Họ dùng ánh trăng để tính lịch ngày tháng và sử dụng thuyền độc mộc làm từ những thân cây rỗng để di chuyển.
"Hầu hết người dân sinh sống trên quần đảo Solomon đều ở trong những ngôi nhà truyền thống được làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên", nhiếp ảnh gia Astre nói. "Cọ Sago dùng làm mái nhà trong khi tre, dứa dại và các loại gỗ khác nhau (bao gồm cả loài cây ngập mặn) được người dân tận dụng để dựng nhà. Khu vực nấu ăn ở một chỗ tách biệt với phần còn lại của ngôi nhà", anh nói.
Xe tăng, máy bay và tàu chiến của Nhật Bản và Mỹ hồi Chiến tranh Thế giới 2 vẫn được tìm thấy ở quần đảo này. Trong ảnh, đảo Kennedy (được đặt tên theo Trung úy Mỹ John F.Kenedy) là nơi trú chân của người quân nhân này cùng các đồng đội bị mắc kẹt lại sau khi tàu của họ bị một tàu khu trục Nhật Bản chặn vào ngày 2/8/1942.
Lũ trẻ chơi trên một chiếc ô tô cũ. Đặc điểm da đen và tóc vàng của người dân trên quần đảo Solomon là dấu hỏi nhiều năm của các nhà khoa học.
Con đường nối liền thị trấn Gizo ở phía Nam tới khu Saeraghi ở phía bắc. Nó chạy dọc theo bờ biển và ngang qua nhiều làng mạc nhỏ hơn.
Nhiếp ảnh gia tài năng ghi lại khoảnh khắc hai em nhỏ cười tươi.
Chợ địa phương bán nhiều hoa quả nhiệt đới, rau và cá. Mỗi buổi sáng, người dân từ các đảo lân cận tới đảo này để bán hàng dưới những tán cây cao. Những người tới từ các vùng xa hơn có thể nằm ngủ bên những thứ họ bán cả tuần liền. Thứ 6 hàng tuần là ngày chợ diễn ra nhộn nhịp nhất. Tiền kiếm được ở đây là nguồn thu nhập duy nhất của người dân.
Thị trấn Gizo trên đảo Ghizo là thủ phủ của tỉnh Miền Tây với dân số 6.154 người theo số liệu năm 2005.
Cuộc sống của người dân trên quần đảo Solomon diễn ra buồn tẻ. Để giết thời gian, các nam thanh niên nơi đây thường lấy bài ra chơi.
Đảo Kolombangara trông từ Nusatuva.
Đảo Olasana với bờ biển cát trắng, rạn san hô.
Các thanh niên đùa nghịch với nước vào lúc chiều tà.