Cựu Chủ tịch ủy ban Phòng chống ma túy Ấn Độ, ông Romesh Bhattacharji cho biết, gần 400 trong tổng số 640 huyện trên khắp đất nước Ấn Độ trồng cây cần sa. Tuy nhiên, từ năm 1985, việc sử dụng cần sa và trồng cây này đã bị cấm. Ở Ấn Độ, việc sử dụng cần sa đã được ghi nhận trong các văn bản kinh Vệ Đà và là một phần của các nghi lễ tôn giáo.Hai người đàn ông mang cây cần sa tươi về nhà sau khi thu hoạch trên những khoảnh đất trên núi đá cao, cách xa nhà họ. Cho tới cuối những năm 1980, cần sa và thuốc phiện là hợp pháp ở Ấn Độ, được bán trong các cửa hàng nhà nước và giao dịch bởi Công ty Đông Ấn của Anh.Nông dân Ấn Độ trồng cần sa trên những thủa ruộng cao hơn nằm trên những vạt núi để tránh những đợt truy quét của biên phòng. Năm 1985, Ấn Độ thông qua Dự Luật Ma túy và chất hướng tâm thần của Ấn Độ (NDPS) nhằm hưởng ứng chiến dịch toàn cầu chống ma túy.Các bô lão tập trung ngồi ở một khoảnh sân được coi là nơi tập trung của cả làng. Họ được cho là những thế hệ đầu tiên bắt đầu trồng và thu hoạch cây cần sa.Một vạt rừng đang cháy gần ngôi làng của những người dân. Ngày càng nhiều đất được cho là đang dùng để trồng cây cần sa một cách bất hợp pháp bất chấp việc độc canh và nạn phá rừng bữa bãi đang làm xói mòn đất.Dân làng đang làm thịt một con dê gần ngôi đền sau khi cử hành xong buổi lễ cầu nguyện cho các vị thần đạo Hindu. Tôn giáo đóng một vai trò lớn trong đời sống của họ. Họ cho rằng, mùa màng ra sao là do các vị thần định đoạt.Charas không giống các loại thuốc phiện hashish khác. Sau khi đập nát cây cần sa lúc còn tươi, người nông dân sẽ có được charas thông qua nhựa cây này. Charas được coi là loại nhựa thuốc phiện tốt nhất trên thế giới. Một gram nhựa charas có giá 20 USD ở các nước phương Tây.Lũ trẻ đang chơi ở khoảnh sân trường. Ngôi làng hẻo lánh trồng cây cần sa ở Ấn Độ này hiện chỉ có một trường tiểu học mà không có cơ sở y tế hay chợ búa. Chỉ một vài cửa hiệu nhỏ bán rau củ thiết yếu cho người dân.Lũ trẻ dùng cung tên làm từ thân cây cần sa.Nhân công làm thuê người Nepal đang ngồi cạnh đống cây cần sa mới thu hoạch.Người bà đang tắm cho cháu trai trong căn phòng tandoori làm bằng gỗ.Một gia đình nông dân đang làm ở căn phòng chứa nhiều cây cần sa vừa thu hoạch.Người chăn cừu lùa đàn cừu xuống núi khi mùa đông sắp về. Anh ta phải đi mất 3 tuần mới lùa đàn cừu tới vùng đồng bằng để tránh rét, Trước khi thu hoạch cây cần sa, hầu hết dân làng đều phải chăn cừu để có tiền sinh hoạt.Người dân tụ tập nhân dịp lễ hội.Hình ảnh trong lễ hội của người dân.
Cựu Chủ tịch ủy ban Phòng chống ma túy Ấn Độ, ông Romesh Bhattacharji cho biết, gần 400 trong tổng số 640 huyện trên khắp đất nước Ấn Độ trồng cây cần sa. Tuy nhiên, từ năm 1985, việc sử dụng cần sa và trồng cây này đã bị cấm. Ở Ấn Độ, việc sử dụng cần sa đã được ghi nhận trong các văn bản kinh Vệ Đà và là một phần của các nghi lễ tôn giáo.
Hai người đàn ông mang cây cần sa tươi về nhà sau khi thu hoạch trên những khoảnh đất trên núi đá cao, cách xa nhà họ. Cho tới cuối những năm 1980, cần sa và thuốc phiện là hợp pháp ở Ấn Độ, được bán trong các cửa hàng nhà nước và giao dịch bởi Công ty Đông Ấn của Anh.
Nông dân Ấn Độ trồng cần sa trên những thủa ruộng cao hơn nằm trên những vạt núi để tránh những đợt truy quét của biên phòng. Năm 1985, Ấn Độ thông qua Dự Luật Ma túy và chất hướng tâm thần của Ấn Độ (NDPS) nhằm hưởng ứng chiến dịch toàn cầu chống ma túy.
Các bô lão tập trung ngồi ở một khoảnh sân được coi là nơi tập trung của cả làng. Họ được cho là những thế hệ đầu tiên bắt đầu trồng và thu hoạch cây cần sa.
Một vạt rừng đang cháy gần ngôi làng của những người dân. Ngày càng nhiều đất được cho là đang dùng để trồng cây cần sa một cách bất hợp pháp bất chấp việc độc canh và nạn phá rừng bữa bãi đang làm xói mòn đất.
Dân làng đang làm thịt một con dê gần ngôi đền sau khi cử hành xong buổi lễ cầu nguyện cho các vị thần đạo Hindu. Tôn giáo đóng một vai trò lớn trong đời sống của họ. Họ cho rằng, mùa màng ra sao là do các vị thần định đoạt.
Charas không giống các loại thuốc phiện hashish khác. Sau khi đập nát cây cần sa lúc còn tươi, người nông dân sẽ có được charas thông qua nhựa cây này. Charas được coi là loại nhựa thuốc phiện tốt nhất trên thế giới. Một gram nhựa charas có giá 20 USD ở các nước phương Tây.
Lũ trẻ đang chơi ở khoảnh sân trường. Ngôi làng hẻo lánh trồng cây cần sa ở Ấn Độ này hiện chỉ có một trường tiểu học mà không có cơ sở y tế hay chợ búa. Chỉ một vài cửa hiệu nhỏ bán rau củ thiết yếu cho người dân.
Lũ trẻ dùng cung tên làm từ thân cây cần sa.
Nhân công làm thuê người Nepal đang ngồi cạnh đống cây cần sa mới thu hoạch.
Người bà đang tắm cho cháu trai trong căn phòng tandoori làm bằng gỗ.
Một gia đình nông dân đang làm ở căn phòng chứa nhiều cây cần sa vừa thu hoạch.
Người chăn cừu lùa đàn cừu xuống núi khi mùa đông sắp về. Anh ta phải đi mất 3 tuần mới lùa đàn cừu tới vùng đồng bằng để tránh rét, Trước khi thu hoạch cây cần sa, hầu hết dân làng đều phải chăn cừu để có tiền sinh hoạt.
Người dân tụ tập nhân dịp lễ hội.
Hình ảnh trong lễ hội của người dân.