Hầm Thủ Thiêm - hầm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á và toàn tuyến đại lộ Đông Tây chính thức khánh thành từ ngày 20/11/2011 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lĩnh vực giao thông ở “Hòn ngọc viễn đông”.Công trình 16 nghìn tỷ (tương đương 762 triệu USD, thời điểm năm 2012) này đã rút ngắn thời gian đi lại giữa hai đầu Đông - Tây TP HCM, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối giao thông TP HCM và khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của thành phố…Tại đầu đường dẫn vào hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) phía quận 2, trạm thu phí Thủ Thiêm với 12 cabin được xây dựng hoành tráng.Trạm luôn có CSGT, nhân viên quản lý hầm, Thanh niên xung phong...túc trực 24h/7 ngày để làm công tác bảo đảm an toàn, lưu thông xuyên suốt công trình trọng điểm của thành phố.Camera ghi hình... đã được lắp đặt hoàn chỉnh.Các thiết bị điện tử, máy vi tính... cũng được trang bị đầy đủ, phục vụ cho việc thu phí.Tuy nhiên, trạm thu phí công trình 16 nghìn tỷ này suốt 4 năm qua vẫn chưa tổ chức thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua công trình.Trước đó, tháng 9/2012, Sở GTVT TP HCM tổ chức cho thu phí thử nghiệm hầm Thủ Thiêm (không thu tiền và diễn ra khoảng 1 tháng) đã ghi nhận bình quân mỗi ngày có gần 14.7000 ôtô lưu thông, đạt 34% công suất thiết kế và hơn 76.700 xe máy lưu thông, đạt 27% công suất thiết kế.Sau thời điểm đó, UBND TP HCM thông báo thành phố quyết định chưa áp dụng thu phí qua hầm vượt sông Sài Gòn và cho biết khi nào đủ điều kiện sẽ chỉ đạo thu phí sau.Lý do được đưa ra là vì UBND TP nhận thấy tình hình kinh tế từ năm 2013 còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi và doanh nghiệp cũng như người dân thành phố đều đang gặp khó khăn. Vì vậy nếu thực hiện thu phí sẽ có tác động nhất định đến kinh tế, xã hội của thành phố, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát.Được biết UBND TP HCM hàng năm chi hơn 31 tỷ đồng để Sở Giao thông thực hiện công tác vận hành, bảo trì và bảo dưỡng hầm Thủ Thiêm. Vì vậy toàn tuyến Đại lộ Đông Tây và hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á suốt nhiều năm qua luôn xanh, sạch, đẹp và luôn đảm bảo an toàn giao thông.Vào các ngày lễ tết, khu vực hầm Thủ Thiêm thường được chọn là điểm bắn pháo hoa để phục vụ nhân dân thành phố.
Hầm Thủ Thiêm - hầm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á và toàn tuyến đại lộ Đông Tây chính thức khánh thành từ ngày 20/11/2011 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lĩnh vực giao thông ở “Hòn ngọc viễn đông”.
Công trình 16 nghìn tỷ (tương đương 762 triệu USD, thời điểm năm 2012) này đã rút ngắn thời gian đi lại giữa hai đầu Đông - Tây TP HCM, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối giao thông TP HCM và khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của thành phố…
Tại đầu đường dẫn vào hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) phía quận 2, trạm thu phí Thủ Thiêm với 12 cabin được xây dựng hoành tráng.
Trạm luôn có CSGT, nhân viên quản lý hầm, Thanh niên xung phong...túc trực 24h/7 ngày để làm công tác bảo đảm an toàn, lưu thông xuyên suốt công trình trọng điểm của thành phố.
Camera ghi hình... đã được lắp đặt hoàn chỉnh.
Các thiết bị điện tử, máy vi tính... cũng được trang bị đầy đủ, phục vụ cho việc thu phí.
Tuy nhiên, trạm thu phí công trình 16 nghìn tỷ này suốt 4 năm qua vẫn chưa tổ chức thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua công trình.
Trước đó, tháng 9/2012, Sở GTVT TP HCM tổ chức cho thu phí thử nghiệm hầm Thủ Thiêm (không thu tiền và diễn ra khoảng 1 tháng) đã ghi nhận bình quân mỗi ngày có gần 14.7000 ôtô lưu thông, đạt 34% công suất thiết kế và hơn 76.700 xe máy lưu thông, đạt 27% công suất thiết kế.
Sau thời điểm đó, UBND TP HCM thông báo thành phố quyết định chưa áp dụng thu phí qua hầm vượt sông Sài Gòn và cho biết khi nào đủ điều kiện sẽ chỉ đạo thu phí sau.
Lý do được đưa ra là vì UBND TP nhận thấy tình hình kinh tế từ năm 2013 còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi và doanh nghiệp cũng như người dân thành phố đều đang gặp khó khăn. Vì vậy nếu thực hiện thu phí sẽ có tác động nhất định đến kinh tế, xã hội của thành phố, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Được biết UBND TP HCM hàng năm chi hơn 31 tỷ đồng để Sở Giao thông thực hiện công tác vận hành, bảo trì và bảo dưỡng hầm Thủ Thiêm. Vì vậy toàn tuyến Đại lộ Đông Tây và hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á suốt nhiều năm qua luôn xanh, sạch, đẹp và luôn đảm bảo an toàn giao thông.
Vào các ngày lễ tết, khu vực hầm Thủ Thiêm thường được chọn là điểm bắn pháo hoa để phục vụ nhân dân thành phố.