Tại Nhà văn hóa Thiếu nhi quận Phú Nhuận (TP.HCM), vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần có một lớp học võ đặc biệt, hoàn toàn miễn phí cho học viên.Học viên của lớp học võ đặc biệt này là những em bị khuyết tật, tự kỷ, bệnh down.Lớp dạy võ mới khai trương được một tháng. Người sáng lập ra là võ sư Lê Hoàng Mai (1975), Trưởng bộ môn Aikido quận Tân Bình. Ông đã dạy võ cho trẻ khuyết tật lâu năm.Lớp học này có hơn hai mươi học viên, tính cách mỗi em một khác nhau. "Để dạy được các em trước tiên cần hiểu chúng nó", thầy Mai tâm sự.Việc dạy các em tự kỷ rất khó vì độ tập trung rất kém. Tại lớp học, thầy Mai phải hướng dẫn trực tiếp bằng cách nắn tay chân cho các em. Vị võ sư này quan niệm không có ai là không thể học võ, kể cả trẻ tự kỷ hay khuyết tật.Linh và Sáng là hai học viên đặc biệt hơn cả trong lớp học này.Sáng năm nay 17 tuổi, tăng động và rất nóng tính, không thể giao tiếp ở môi trường đông người. Khi mới vào lớp em thường là người gây sự đánh nhau với bạn bè thậm chí cả thầy giáo.Hiểu được tính Sáng, thầy Mai đã lên giáo án và có những liệu pháp giảng dạy phù hợp với tính cách của em. Ví dụ khích lệ, nói chuyện tâm sự, xoa dịu và cho Sáng nhiều cơ hội thể hiện khả năng hơn.Sau một tháng Sáng đã trở nên hiền hơn và hòa nhập dễ dàng với cả lớp.Trái ngược với Sáng, Linh năm nay 29 tuổi. Khi mới vào, Linh hầu như không giao tiếp với ai, đặc biệt cô bé rất nữ tính, hay giận dỗi nếu không được ai chú ý đến.Với các thành viên đặc biệt này, thầy Mai luôn ưu ái chăm sóc và nói chuyện với em nhiều hơn. Võ sư chia sẻ tuy chỉ là lớp học võ nhưng ở đây giáo viên cũng như bác sĩ tâm lý, luôn lắng nghe câu chuyện của các em, biến mình thành các em để hiểu trò hơn.Những lời động viên đúng lúc, những nụ cười tràn ngập trong lớp học này. Mỗi em học viên chỉ cần được giao tiếp và lắng nghe thì sẽ hòa nhập rất tốt với cuộc sống. Phụ huynh của bé Gia Kiện (bên trái) đang ngồi quan sát con tập. "Nhìn thấy con mình vui vẻ, năng động trong các buổi tập với các thầy giáo là điều hạnh phúc nhất", chị chia sẻ.Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu rồi trở thành thầy giáo dạy võ, qua những biến cố trong đời, thầy Mai tâm sự: "Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ”.Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu rồi trở thành thầy giáo dạy võ, qua những biến cố trong đời, thầy Mai tâm sự: "Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ”.Linh sau mỗi buổi tập đều đòi ôm chia tay thầy. Lớp học này không giới hạn thời gian học. Các em cứ đến học cho tới khi không còn muốn nữa. Tuy nhiên, hầu hết các em đều mong muốn đến ngày thứ tư để gặp thầy và các bạn. Sự trăn trở lớn nhất của người đàn ông này là làm sao có nhiều phụ huynh đưa các em đến học hơn, biết về lớp hơn để không còn tình trạng những trẻ em tự kỷ bị xã hội cô lập.
Tại Nhà văn hóa Thiếu nhi quận Phú Nhuận (TP.HCM), vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần có một lớp học võ đặc biệt, hoàn toàn miễn phí cho học viên.
Học viên của lớp học võ đặc biệt này là những em bị khuyết tật, tự kỷ, bệnh down.
Lớp dạy võ mới khai trương được một tháng. Người sáng lập ra là võ sư Lê Hoàng Mai (1975), Trưởng bộ môn Aikido quận Tân Bình. Ông đã dạy võ cho trẻ khuyết tật lâu năm.
Lớp học này có hơn hai mươi học viên, tính cách mỗi em một khác nhau. "Để dạy được các em trước tiên cần hiểu chúng nó", thầy Mai tâm sự.
Việc dạy các em tự kỷ rất khó vì độ tập trung rất kém. Tại lớp học, thầy Mai phải hướng dẫn trực tiếp bằng cách nắn tay chân cho các em. Vị võ sư này quan niệm không có ai là không thể học võ, kể cả trẻ tự kỷ hay khuyết tật.
Linh và Sáng là hai học viên đặc biệt hơn cả trong lớp học này.
Sáng năm nay 17 tuổi, tăng động và rất nóng tính, không thể giao tiếp ở môi trường đông người. Khi mới vào lớp em thường là người gây sự đánh nhau với bạn bè thậm chí cả thầy giáo.
Hiểu được tính Sáng, thầy Mai đã lên giáo án và có những liệu pháp giảng dạy phù hợp với tính cách của em. Ví dụ khích lệ, nói chuyện tâm sự, xoa dịu và cho Sáng nhiều cơ hội thể hiện khả năng hơn.
Sau một tháng Sáng đã trở nên hiền hơn và hòa nhập dễ dàng với cả lớp.
Trái ngược với Sáng, Linh năm nay 29 tuổi. Khi mới vào, Linh hầu như không giao tiếp với ai, đặc biệt cô bé rất nữ tính, hay giận dỗi nếu không được ai chú ý đến.
Với các thành viên đặc biệt này, thầy Mai luôn ưu ái chăm sóc và nói chuyện với em nhiều hơn. Võ sư chia sẻ tuy chỉ là lớp học võ nhưng ở đây giáo viên cũng như bác sĩ tâm lý, luôn lắng nghe câu chuyện của các em, biến mình thành các em để hiểu trò hơn.
Những lời động viên đúng lúc, những nụ cười tràn ngập trong lớp học này. Mỗi em học viên chỉ cần được giao tiếp và lắng nghe thì sẽ hòa nhập rất tốt với cuộc sống. Phụ huynh của bé Gia Kiện (bên trái) đang ngồi quan sát con tập. "Nhìn thấy con mình vui vẻ, năng động trong các buổi tập với các thầy giáo là điều hạnh phúc nhất", chị chia sẻ.
Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu rồi trở thành thầy giáo dạy võ, qua những biến cố trong đời, thầy Mai tâm sự: "Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ”.
Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu rồi trở thành thầy giáo dạy võ, qua những biến cố trong đời, thầy Mai tâm sự: "Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ”.
Linh sau mỗi buổi tập đều đòi ôm chia tay thầy. Lớp học này không giới hạn thời gian học. Các em cứ đến học cho tới khi không còn muốn nữa. Tuy nhiên, hầu hết các em đều mong muốn đến ngày thứ tư để gặp thầy và các bạn. Sự trăn trở lớn nhất của người đàn ông này là làm sao có nhiều phụ huynh đưa các em đến học hơn, biết về lớp hơn để không còn tình trạng những trẻ em tự kỷ bị xã hội cô lập.