Hầm Thủ Thiêm – hầm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến đại lộ Đông – Tây (nay là đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ, TP.HCM) chính thức thông xe vào cuối năm 2011. Công trình mang tính đột phá có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của TP, được đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng.Tại đường dẫn vào hầm, phía quận 2, trạm thu phí Thủ Thiêm được xây dựng hoành tráng với 12 cabin.Tại khu vực trạm thu phí luôn có lực lượng CSGT, nhân viên quản lý hầm túc trực. Các thiết bị phục vụ cho việc thu phí cũng đã được lắp đặt.Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác hầm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến Đông – Tây đến nay đã 6 năm, trạm thu phí vẫn chưa tổ chức thu phí đối với các phương tiện lưu thông qua đây.Cuối năm 2012, Sở GTVT TP tổ chức thu phí thử nghiệm (không thu tiền) trong thời gian khoảng 1 tháng.Đầu năm 2013, khi Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước và trả nợ vay để tránh tình trạng phí chồng phí. Trạm thu phí Thủ Thiêm nằm trên đại lộ Đông Tây được xây dựng dựa vào vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản cũng là đối tượng bị xóa bỏ. Việc duy tu, bảo trì đường hầm sẽ dùng phí từ Quỹ bảo trì đường bộ.Trên Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), trạm thu phí ngay dốc cầu Bình Triệu 2 cũng bỏ hoang nhiều năm nay.Nhiều người thắc mắc trạm thu phí này không hoạt động tại sao đơn vị chức năng không cho tháo dỡ để giúp việc lưu thông được dễ dàng hơn.Giấy thông báo được dán ở khu vực cabin của trạm thu phí với nội dung “trạm tạm ngưng để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị”.Theo tìm hiểu, trạm này dừng thu phí vì việc thu phí hoàn vốn cho cầu Bình Triệu 2 đã xong. Tuy nhiên, trạm này vẫn chưa tháo dỡ vì cầu Bình Triệu 2 chỉ là một hạng mục trong dự án BOT cầu Bình Triệu 2, nhiều hạng mục khác thuộc dự án này chưa hoàn thành nên trạm được giữ lại để sau này tiếp tục thu phí.
Hầm Thủ Thiêm – hầm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến đại lộ Đông – Tây (nay là đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ, TP.HCM) chính thức thông xe vào cuối năm 2011. Công trình mang tính đột phá có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của TP, được đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng.
Tại đường dẫn vào hầm, phía quận 2, trạm thu phí Thủ Thiêm được xây dựng hoành tráng với 12 cabin.
Tại khu vực trạm thu phí luôn có lực lượng CSGT, nhân viên quản lý hầm túc trực. Các thiết bị phục vụ cho việc thu phí cũng đã được lắp đặt.
Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác hầm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến Đông – Tây đến nay đã 6 năm, trạm thu phí vẫn chưa tổ chức thu phí đối với các phương tiện lưu thông qua đây.
Cuối năm 2012, Sở GTVT TP tổ chức thu phí thử nghiệm (không thu tiền) trong thời gian khoảng 1 tháng.
Đầu năm 2013, khi Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước và trả nợ vay để tránh tình trạng phí chồng phí. Trạm thu phí Thủ Thiêm nằm trên đại lộ Đông Tây được xây dựng dựa vào vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản cũng là đối tượng bị xóa bỏ. Việc duy tu, bảo trì đường hầm sẽ dùng phí từ Quỹ bảo trì đường bộ.
Trên Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), trạm thu phí ngay dốc cầu Bình Triệu 2 cũng bỏ hoang nhiều năm nay.
Nhiều người thắc mắc trạm thu phí này không hoạt động tại sao đơn vị chức năng không cho tháo dỡ để giúp việc lưu thông được dễ dàng hơn.
Giấy thông báo được dán ở khu vực cabin của trạm thu phí với nội dung “trạm tạm ngưng để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị”.
Theo tìm hiểu, trạm này dừng thu phí vì việc thu phí hoàn vốn cho cầu Bình Triệu 2 đã xong. Tuy nhiên, trạm này vẫn chưa tháo dỡ vì cầu Bình Triệu 2 chỉ là một hạng mục trong dự án BOT cầu Bình Triệu 2, nhiều hạng mục khác thuộc dự án này chưa hoàn thành nên trạm được giữ lại để sau này tiếp tục thu phí.