Theo cơ quan chức năng, tại hiện trường vụ nổ kinh hoàng ở KĐT Văn Phú, Hà Đông, đã thu được nhiều vật liệu thường dùng để chế tạo bom, mìn. Thế nên nhiều khả năng, vụ nổ xảy ra khiến nhiều người chết vào chiều hôm qua liên quan tới việc “cưa bom” phá lấy vật liệu thép đem bán gây ra.Vụ nổ ở KĐT Văn Phú chiều qua đã khiến 4 người chết, 10 người bị thương, 36 căn hộ bị hư hỏng nặng, 95 căn hộ phía sau hiện trường vụ nổ bị vỡ hết kính, nứt tường, bung cửa. Đáng nói, việc “cưa bom” có thể gây nguy hại tới bản thân và xã hội đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần, tuy nhiên nhiều người dân vẫn phớt lờ và tiếp tục những hành động “giỡn với tử thần” này trong nhiều năm qua.Theo một con số thống kê, có hơn 15 triệu tấn bom, đạn từng được rải xuống Việt Nam, trong đó có 800 ngàn tấn vẫn xót lại cho đến tận hôm nay. Có hàng ngàn người là nạn nhân của bom mìn và một nửa trong số đó đã vĩnh viễn trở thành người thiên cổ. Ảnh: Một người đàn ông đang đục vào một quả bom lớn nhằm phá lấy vỏ. Nguồn: Tuổi TrẻNhững con số khủng khiếp đó khiến bất cứ ai trong chúng ta cũng phải giật mình nhưng không ngăn được hàng ngàn người đang hàng ngày thu lượm bom mìn để mưu sinh. Chỉ vì một chút lợi ích trước mắt mà quên đi hậu quả lâu dài thậm chí là vĩnh viễn. Ảnh: Hai người đàn ông đang cố phá một quả bom trong khi bên cạnh họ còn có vô số cháu nhỏ đứng xem vì hiếu kỳ. Nguồn: Lao ĐộngKhi bom mìn được xem là…trang trí. Nguồn: FacebookTrẻ nhỏ vô tư chơi đùa bên cạnh quả bom còn xót lại sau chiến tranh.Mối nguy hiểm này không chỉ đến từ nghề đào bom mìn mà còn ở cả việc thu mua bom mìn. Bom mìn sau khi đào được sẽ được người dân bán cho các cơ sở thu mua. Có những quả bom không phát nổ trong quá trình đào mà lại phát nổ đúng lúc được thu mua, khiến người thu mua không khỏi bàng hoàng. May mắn thì họ thoát chết, không may thì bị thương hoặc thậm chí tử vong. Ảnh: Kinh doanh – Pháp luậtCó nhiều người đã bỏ mạng khi cố gắng đào bom, nhiều người thoát chết nhưng thân thể không còn nguyên vẹn. Có người bị mất đi cánh tay, có người bị mất đi đôi chân, những người khác thì phải chịu đau đớn cả đời với những vết thương ở đầu, ở ngực.Tuy nhiên, đến chết họ vẫn không bỏ được nghề này bởi lẽ theo họ bây giờ khó tìm được nghề nào khác có thu nhập cao bằng nghề thu mua phế liệu, thu mua bom mìn. Nguồn: ZingHình ảnh phản cảm trong MV của Lý Hải quay cảnh “cưa bom”.Miền Trung nước ta được xem là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc. Bởi nếu tính riêng số liệt sỹ đã hy sinh và yên nghỉ ở 72 nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh đã lên tới con số 60 ngàn người. Riêng tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ ô nhiễm bom mìn là 84% diện tích và là tỉnh có mật độ ô nhiễm bom mìn cao nhất Việt Nam. Nơi đây cũng có tới 98% xã có người mưu sinh bằng việc đào bới bom mìn bán phế liệu. Ảnh: Bom, mìn, vật liệu nổ được bộ đội công binh thu giữ chuẩn bị phá hủy.Hình ảnh thảm khốc vụ nổ nghi do “cưa bom” ở Văn Phú, Hà Đông. Trong ảnh là người vợ chủ cửa hàng thu mua phế liệu đang khóc ngất cạnh chiếc hộp đựng những phần thi thể còn xót lại của người chồng “đùa giỡn với tử thần”. Ảnh: Tiền Phong
Theo cơ quan chức năng, tại hiện trường vụ nổ kinh hoàng ở KĐT Văn Phú, Hà Đông, đã thu được nhiều vật liệu thường dùng để chế tạo bom, mìn. Thế nên nhiều khả năng, vụ nổ xảy ra khiến nhiều người chết vào chiều hôm qua liên quan tới việc “cưa bom” phá lấy vật liệu thép đem bán gây ra.
Vụ nổ ở KĐT Văn Phú chiều qua đã khiến 4 người chết, 10 người bị thương, 36 căn hộ bị hư hỏng nặng, 95 căn hộ phía sau hiện trường vụ nổ bị vỡ hết kính, nứt tường, bung cửa. Đáng nói, việc “cưa bom” có thể gây nguy hại tới bản thân và xã hội đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần, tuy nhiên nhiều người dân vẫn phớt lờ và tiếp tục những hành động “giỡn với tử thần” này trong nhiều năm qua.
Theo một con số thống kê, có hơn 15 triệu tấn bom, đạn từng được rải xuống Việt Nam, trong đó có 800 ngàn tấn vẫn xót lại cho đến tận hôm nay. Có hàng ngàn người là nạn nhân của bom mìn và một nửa trong số đó đã vĩnh viễn trở thành người thiên cổ. Ảnh: Một người đàn ông đang đục vào một quả bom lớn nhằm phá lấy vỏ. Nguồn: Tuổi Trẻ
Những con số khủng khiếp đó khiến bất cứ ai trong chúng ta cũng phải giật mình nhưng không ngăn được hàng ngàn người đang hàng ngày thu lượm bom mìn để mưu sinh. Chỉ vì một chút lợi ích trước mắt mà quên đi hậu quả lâu dài thậm chí là vĩnh viễn. Ảnh: Hai người đàn ông đang cố phá một quả bom trong khi bên cạnh họ còn có vô số cháu nhỏ đứng xem vì hiếu kỳ. Nguồn: Lao Động
Khi bom mìn được xem là…trang trí. Nguồn: Facebook
Trẻ nhỏ vô tư chơi đùa bên cạnh quả bom còn xót lại sau chiến tranh.
Mối nguy hiểm này không chỉ đến từ nghề đào bom mìn mà còn ở cả việc thu mua bom mìn. Bom mìn sau khi đào được sẽ được người dân bán cho các cơ sở thu mua. Có những quả bom không phát nổ trong quá trình đào mà lại phát nổ đúng lúc được thu mua, khiến người thu mua không khỏi bàng hoàng. May mắn thì họ thoát chết, không may thì bị thương hoặc thậm chí tử vong. Ảnh: Kinh doanh – Pháp luật
Có nhiều người đã bỏ mạng khi cố gắng đào bom, nhiều người thoát chết nhưng thân thể không còn nguyên vẹn. Có người bị mất đi cánh tay, có người bị mất đi đôi chân, những người khác thì phải chịu đau đớn cả đời với những vết thương ở đầu, ở ngực.
Tuy nhiên, đến chết họ vẫn không bỏ được nghề này bởi lẽ theo họ bây giờ khó tìm được nghề nào khác có thu nhập cao bằng nghề thu mua phế liệu, thu mua bom mìn. Nguồn: Zing
Hình ảnh phản cảm trong MV của Lý Hải quay cảnh “cưa bom”.
Miền Trung nước ta được xem là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc. Bởi nếu tính riêng số liệt sỹ đã hy sinh và yên nghỉ ở 72 nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh đã lên tới con số 60 ngàn người. Riêng tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ ô nhiễm bom mìn là 84% diện tích và là tỉnh có mật độ ô nhiễm bom mìn cao nhất Việt Nam. Nơi đây cũng có tới 98% xã có người mưu sinh bằng việc đào bới bom mìn bán phế liệu. Ảnh: Bom, mìn, vật liệu nổ được bộ đội công binh thu giữ chuẩn bị phá hủy.
Hình ảnh thảm khốc vụ nổ nghi do “cưa bom” ở Văn Phú, Hà Đông. Trong ảnh là người vợ chủ cửa hàng thu mua phế liệu đang khóc ngất cạnh chiếc hộp đựng những phần thi thể còn xót lại của người chồng “đùa giỡn với tử thần”. Ảnh: Tiền Phong