Trước đó, chiều 31/5, tại Đà Lạt (Lâm Đồng) có mưa lớn kéo hàng giờ đồng hồ, nước từ thượng nguồn kèm theo một lượng rác thải đổ về Hồ Xuân Hương. Do nước dâng cao nên các xi - phông ở cầu đã tự động xả.Tuy nhiên, hệ thống xi - phông bị hỏng, xả quá mạnh, khiến hồ cạn.Nước bị cạn hơn 1m so với thiết kế. Sự cố này khiến một số vùng nước cạn ở phía Bắc Hồ Xuân Hương trơ đáy, người dân đổ tới vớt ốc, bắt cá, nhặt nhạnh phế liệu. Điều đáng e ngại là một lượng rác thải khổng lồ từ vùng chuyên canh nông nghiệp đã theo nước mưa đổ dồn về đây, biến Hồ Xuân Hương thành điểm tập kết rác thải khổng lồ. Để ngăn tình trạng rác thải tràn lan ra khắp mặt hồ, đơn vị có nhiệm vụ quản lý môi trường Hồ Xuân Hương đã phải dùng lưới giăng ngang hồ để giữ rác. Sự cố này đã khiến không ít người dân tại đây và khách du lịch cảm thấy bất ngờ. Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tới khắc lỗi kỹ thuật nói trên.
Trước đó, chiều 31/5, tại Đà Lạt (Lâm Đồng) có mưa lớn kéo hàng giờ đồng hồ, nước từ thượng nguồn kèm theo một lượng rác thải đổ về Hồ Xuân Hương. Do nước dâng cao nên các xi - phông ở cầu đã tự động xả.
Tuy nhiên, hệ thống xi - phông bị hỏng, xả quá mạnh, khiến hồ cạn.
Nước bị cạn hơn 1m so với thiết kế.
Sự cố này khiến một số vùng nước cạn ở phía Bắc Hồ Xuân Hương trơ đáy, người dân đổ tới vớt ốc, bắt cá, nhặt nhạnh phế liệu.
Điều đáng e ngại là một lượng rác thải khổng lồ từ vùng chuyên canh nông nghiệp đã theo nước mưa đổ dồn về đây, biến Hồ Xuân Hương thành điểm tập kết rác thải khổng lồ.
Để ngăn tình trạng rác thải tràn lan ra khắp mặt hồ, đơn vị có nhiệm vụ quản lý môi trường Hồ Xuân Hương đã phải dùng lưới giăng ngang hồ để giữ rác.
Sự cố này đã khiến không ít người dân tại đây và khách du lịch cảm thấy bất ngờ. Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tới khắc lỗi kỹ thuật nói trên.