Chú Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) - Bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến vui mừng khi được gia đình thông báo con trai sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để nhập học ĐH Y Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh).
Hơn 10 năm qua, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố thủ khoa ĐH Y Hà Nội - Nguyễn Hữu Tiến đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô. Công việc chính của chú Định là sửa xe đạp, bơm vá xe máy, bán xăng, chạy xe ôm, bốc vác... Niềm vui cả 2 con trai vừa đỗ đại học nhưng kèm theo đó là những lo âu về khoản kinh phí học tập sắp tới. Hiện tại, chú Định có 4 người con học đại học, cao đẳng.
Từ khoảng 3 tháng nay, chú Nguyễn Hữu Định đã lấy ống cống của công trường gần đó vứt ra để làm nơi trú ẩn ngày mưa, ngày nắng.
Mọi sinh hoạt của chú cũng diễn ra trong vỏn vẹn hơn 1m2 diện tích ống cống. Nước sinh hoạt cho ăn uống, tắm giặt, chú Định đi xin ở công trường đối diện.
Vì là nước đi xin nên chú Định cũng dùng rất tiết kiệm.
Thường các bữa trưa, người cha nghèo khó này chỉ ăn tạm gói mỳ tôm hay cái bánh mỳ không cho qua bữa.
Nhiều khi, bếp vừa được nhóm lên lúc gặp cơn mưa lại tắt ngúm. Tuy vậy, chú Định cũng đã dự trữ một ít củi khô để dùng khi trời mưa bão.
Bữa ăn thường ngày vào các buổi trưa của chú Định là một gói mỳ tôm. Buổi tối, chú thường góp gạo thổi cơm chung cùng người quen đang bán quán ở đó.
Người cha nghèo khổ này tâm sự: Nhiều hôm ít khách, thu nhập chẳng được là bao nhiêu nên cũng không dám ăn nhiều vì sợ tốn tiền. Chú Định trầm ngâm kể về cuộc đời chìm nổi của mình. Đã hơn 10 năm qua, người cha này đã phải sống trên vỉa hè, lều bạt trên các tuyến phố ở Cầu Giấy, đường Láng trước khi chuyển về trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Trước khi về sống trong ống cống cách đây 3 tháng, chú Định từng sống trong một cái lều nhỏ của công nhân dựng lên trông vật liệu ở gần đó. Nay họ đã dỡ lều đi nên chú Định phải chui vào sống trong ống cống.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đối với người cha nghèo khổ này. Các con chú đều muốn cha về quê nhưng vì không có việc nên chú Định vẫn phải bám vỉa hè mưu sinh. Bát mỳ tôm buổi trưa chú cũng phải ăn vội vì có khách sửa xe bất chợt. Chưa kịp ăn hết bát mỳ tôm, có khách gọi là chú Định lại hớt hải ra sửa xe.
Chú Định chỉ có tay nghề sửa xe đạp, đối với xe máy thì chỉ biết bơm vá qua loa. Mỗi ngày, chú Định kiếm được từ 70.000-80.000 đồng. Trừ các chi phí ăn uống, sinh hoạt, mỗi tháng chú gửi về cho nhà được 1,5 triệu.
Cứ có xe máy cần vá xăm chú Định lại không nề hà dù trời vẫn đang mưa.
Người cha nghèo vẫn miệt mài mưu sinh mong cho con cái thành tài.
Niềm vui con trai đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội cũng chẳng được bao lâu khi những chi phí học tập, sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố đang đổ dồn lên đôi vai người cha nghèo. (Ảnh: Phạm Thịnh).
Chú Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) - Bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến vui mừng khi được gia đình thông báo con trai sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để nhập học ĐH Y Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh).
Hơn 10 năm qua, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố thủ khoa ĐH Y Hà Nội - Nguyễn Hữu Tiến đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô. Công việc chính của chú Định là sửa xe đạp, bơm vá xe máy, bán xăng, chạy xe ôm, bốc vác...
Niềm vui cả 2 con trai vừa đỗ đại học nhưng kèm theo đó là những lo âu về khoản kinh phí học tập sắp tới. Hiện tại, chú Định có 4 người con học đại học, cao đẳng.
Từ khoảng 3 tháng nay, chú Nguyễn Hữu Định đã lấy ống cống của công trường gần đó vứt ra để làm nơi trú ẩn ngày mưa, ngày nắng.
Mọi sinh hoạt của chú cũng diễn ra trong vỏn vẹn hơn 1m2 diện tích ống cống.
Nước sinh hoạt cho ăn uống, tắm giặt, chú Định đi xin ở công trường đối diện.
Vì là nước đi xin nên chú Định cũng dùng rất tiết kiệm.
Thường các bữa trưa, người cha nghèo khó này chỉ ăn tạm gói mỳ tôm hay cái bánh mỳ không cho qua bữa.
Nhiều khi, bếp vừa được nhóm lên lúc gặp cơn mưa lại tắt ngúm. Tuy vậy, chú Định cũng đã dự trữ một ít củi khô để dùng khi trời mưa bão.
Bữa ăn thường ngày vào các buổi trưa của chú Định là một gói mỳ tôm. Buổi tối, chú thường góp gạo thổi cơm chung cùng người quen đang bán quán ở đó.
Người cha nghèo khổ này tâm sự: Nhiều hôm ít khách, thu nhập chẳng được là bao nhiêu nên cũng không dám ăn nhiều vì sợ tốn tiền.
Chú Định trầm ngâm kể về cuộc đời chìm nổi của mình. Đã hơn 10 năm qua, người cha này đã phải sống trên vỉa hè, lều bạt trên các tuyến phố ở Cầu Giấy, đường Láng trước khi chuyển về trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Trước khi về sống trong ống cống cách đây 3 tháng, chú Định từng sống trong một cái lều nhỏ của công nhân dựng lên trông vật liệu ở gần đó. Nay họ đã dỡ lều đi nên chú Định phải chui vào sống trong ống cống.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đối với người cha nghèo khổ này. Các con chú đều muốn cha về quê nhưng vì không có việc nên chú Định vẫn phải bám vỉa hè mưu sinh.
Bát mỳ tôm buổi trưa chú cũng phải ăn vội vì có khách sửa xe bất chợt.
Chưa kịp ăn hết bát mỳ tôm, có khách gọi là chú Định lại hớt hải ra sửa xe.
Chú Định chỉ có tay nghề sửa xe đạp, đối với xe máy thì chỉ biết bơm vá qua loa. Mỗi ngày, chú Định kiếm được từ 70.000-80.000 đồng. Trừ các chi phí ăn uống, sinh hoạt, mỗi tháng chú gửi về cho nhà được 1,5 triệu.
Cứ có xe máy cần vá xăm chú Định lại không nề hà dù trời vẫn đang mưa.
Người cha nghèo vẫn miệt mài mưu sinh mong cho con cái thành tài.
Niềm vui con trai đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội cũng chẳng được bao lâu khi những chi phí học tập, sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố đang đổ dồn lên đôi vai người cha nghèo. (Ảnh: Phạm Thịnh).