19 tuổi đã thành thương binh cụt hai chân nhưng ông Trần Thanh Tùng (49 tuổi, ngụ ấp Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) vẫn bơi xuồng giăng lưới, lặn lội mò tôm cá, thậm chí leo dừa thuê kiếm sống như những người khỏe mạnh khác. Ông Tùng là một tấm gương thương binh vượt khó.Trở về sau chiến tranh với đôi chân mất đi quá nửa, tưởng rằng quãng đời còn lại là những ngày tháng cùng cực, nhưng với nghị lực của người lính, ông Đinh Văn Cảnh (SN 1959, trú tại khối 3, thị trấn Diễn Châu, Nghệ An, thương binh hạng 1/4) đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình. Với nghề cơ khí trong tay, ông đã tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3 – 5 triệu đồng/tháng/người.Đi lên từ lòng quyết tâm tự lực tự cường, ham học hỏi, thương binh hạng 1/4 Lê Văn Hớn (SN 1963, ở xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Cần Thơ, bị mất cánh tay trái, chấn thương cột sống, lưng còng) đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng. Khu vườn hơn 9.000m2 của gia đình được anh Hớn cải tạo để trồng táo, bưởi, nuôi cá trê... Mỗi năm, gia đình anh thu về từ 90 đến 100 triệu đồng.Thương binh hạng 1/4 Phạm Văn Trọng ở xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi trở về từ chiến trường miền Nam đã kinh doanh cát, đá phục vụ các công trình xây dựng để cải thiện kinh tế gia đình. Hiện cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng của ông tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 50 triệu đồng.Thương binh hạng 3/4 Trần Thiệu Cơ (xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), tuy đã mất bàn tay trái nhưng vẫn được người dân quanh vùng gọi là “thầy cơ khí”. Hiện ông là chủ một xưởng cơ khí có uy tín ở địa phương.Ông Chu Kim Cảnh trở về từ chiến trường Campuchia với tỷ lệ thương tật 2/4,đã rời quê Thanh Hóa vào ấp Thuận Thành, xã Thuận Lợi (Đồng Phú, Bình Phước) lập nghiệp. Nhờ cần cù và sáng tạo trong lao động, 3ha điều của ông luôn đạt năng suất cao, đàn gia cầm phát triển đều nên mỗi năm ông thu về trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.Mặc dù đã mất đi 1/3 chân phải và 53% sức khỏe nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, thương binh Lê Văn Hoàn (54 tuổi, trú tại tổ 12, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang) đã không chịu khuất phục trước khó khăn, tự vươn lên làm kinh tế. Đến nay, anh đã có một cửa hàng may mặc từ bình dân đến thời trang cao cấp, cho thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng.Xuất ngũ trở về quê với thương tật hạng 3/4, thương binh Lê Trung Thành (thôn Háng Cáu, xã Kim Lư, huyện Na Rì, Bắc Kạn) đã đi khai phá đất hoang, biến hàng chục nghìn mét vuông bãi lau sậy ven sông thành những cánh đồng ngô xanh mướt, hơn 6.000m2 ruộng hai vụ, trên 3.000m2 ao để thả cá và 0,5 héc ta rừng trồng. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, chăm sóc, người thương binh này cùng gia đình cũng thu về vài chục triệu đồng.Trở về sau chiến tranh, ông Lê Văn Phòng (SN 1947, khu 10, phường Quảng Yên, TX Quảng Yên, Quảng Ninh) thương binh 1/4 với tỷ lệ thương tật là 81% không quản nhọc nhằn làm thuê kiếm sống. Sau nhiều năm vất vả, đến năm 2005, ông Phòng thành lập công ty riêng (Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Nguyễn Hoàng) cho doanh thu hằng năm từ 4 đến 6 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 công nhân với mức lương bình quân 5 triệu đồng/tháng.Sau chiến tranh, thương binh Trần Mạnh Thắng ở thôn An Ninh, xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã trở về xây dựng quê hương. Từ đôi bàn tay trắng, với nỗ lực không ngừng học hỏi, gia đình anh Thắng đã trở thành điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Với 2 trang trại có tổng diện tích hơn 22ha, anh bố trí trồng các loại cây ăn quả, cây chè… mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng.
19 tuổi đã thành thương binh cụt hai chân nhưng ông Trần Thanh Tùng (49 tuổi, ngụ ấp Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) vẫn bơi xuồng giăng lưới, lặn lội mò tôm cá, thậm chí leo dừa thuê kiếm sống như những người khỏe mạnh khác. Ông Tùng là một tấm gương thương binh vượt khó.
Trở về sau chiến tranh với đôi chân mất đi quá nửa, tưởng rằng quãng đời còn lại là những ngày tháng cùng cực, nhưng với nghị lực của người lính, ông Đinh Văn Cảnh (SN 1959, trú tại khối 3, thị trấn Diễn Châu, Nghệ An, thương binh hạng 1/4) đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình. Với nghề cơ khí trong tay, ông đã tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3 – 5 triệu đồng/tháng/người.
Đi lên từ lòng quyết tâm tự lực tự cường, ham học hỏi, thương binh hạng 1/4 Lê Văn Hớn (SN 1963, ở xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Cần Thơ, bị mất cánh tay trái, chấn thương cột sống, lưng còng) đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng. Khu vườn hơn 9.000m2 của gia đình được anh Hớn cải tạo để trồng táo, bưởi, nuôi cá trê... Mỗi năm, gia đình anh thu về từ 90 đến 100 triệu đồng.
Thương binh hạng 1/4 Phạm Văn Trọng ở xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi trở về từ chiến trường miền Nam đã kinh doanh cát, đá phục vụ các công trình xây dựng để cải thiện kinh tế gia đình. Hiện cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng của ông tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 50 triệu đồng.
Thương binh hạng 3/4 Trần Thiệu Cơ (xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), tuy đã mất bàn tay trái nhưng vẫn được người dân quanh vùng gọi là “thầy cơ khí”. Hiện ông là chủ một xưởng cơ khí có uy tín ở địa phương.
Ông Chu Kim Cảnh trở về từ chiến trường Campuchia với tỷ lệ thương tật 2/4,đã rời quê Thanh Hóa vào ấp Thuận Thành, xã Thuận Lợi (Đồng Phú, Bình Phước) lập nghiệp. Nhờ cần cù và sáng tạo trong lao động, 3ha điều của ông luôn đạt năng suất cao, đàn gia cầm phát triển đều nên mỗi năm ông thu về trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Mặc dù đã mất đi 1/3 chân phải và 53% sức khỏe nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, thương binh Lê Văn Hoàn (54 tuổi, trú tại tổ 12, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang) đã không chịu khuất phục trước khó khăn, tự vươn lên làm kinh tế. Đến nay, anh đã có một cửa hàng may mặc từ bình dân đến thời trang cao cấp, cho thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng.
Xuất ngũ trở về quê với thương tật hạng 3/4, thương binh Lê Trung Thành (thôn Háng Cáu, xã Kim Lư, huyện Na Rì, Bắc Kạn) đã đi khai phá đất hoang, biến hàng chục nghìn mét vuông bãi lau sậy ven sông thành những cánh đồng ngô xanh mướt, hơn 6.000m2 ruộng hai vụ, trên 3.000m2 ao để thả cá và 0,5 héc ta rừng trồng. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, chăm sóc, người thương binh này cùng gia đình cũng thu về vài chục triệu đồng.
Trở về sau chiến tranh, ông Lê Văn Phòng (SN 1947, khu 10, phường Quảng Yên, TX Quảng Yên, Quảng Ninh) thương binh 1/4 với tỷ lệ thương tật là 81% không quản nhọc nhằn làm thuê kiếm sống. Sau nhiều năm vất vả, đến năm 2005, ông Phòng thành lập công ty riêng (Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Nguyễn Hoàng) cho doanh thu hằng năm từ 4 đến 6 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 công nhân với mức lương bình quân 5 triệu đồng/tháng.
Sau chiến tranh, thương binh Trần Mạnh Thắng ở thôn An Ninh, xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã trở về xây dựng quê hương. Từ đôi bàn tay trắng, với nỗ lực không ngừng học hỏi, gia đình anh Thắng đã trở thành điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Với 2 trang trại có tổng diện tích hơn 22ha, anh bố trí trồng các loại cây ăn quả, cây chè… mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng.