Khi đến con hẻm 64, đường Nguyễn Khoái ( Q.4 – TP.HCM), chúng tôi không khỏi bất ngờ và thú vị khi ngắm tất cả các bức tường tại lối đi song song cùng con hẻm đều được trang trí bởi những bức họa phong cảnh đồng quê, các mùa xuân, hạ, thu đông…. Chủ nhân của những bức họa ấy được mọi người sống trong con hẻm này gọi bằng các tên trìu mến: “ Chú Tư”. Chú Tư tên thật là Nguyễn Văn Minh ( 75 tuổi, quê gốc ở Đà Lạt). Ông từng là một thầy giáo dạy mỹ thuật tại một trường khuyết tật ở TP.HCM. Sau biến cố gia đình, ông nghỉ dạy và lang thang khắp con hẻm để thoải sức niềm đam mê về hội họa của mình.Việc vẽ những bức họa này theo ông kể cũng rất tình cờ: “Hơn hai năm trước, con hẻm này luôn ngập trong rác rưởi vì bà con sống ở đây thải ra một cách vô ý thức. Thấy thế nên UBND Phường 2 (Quận 4- TP.HCM) đã nhờ chú vẽ tranh lên tường nhằm hạn chế bà con vứt rác bừa bãi”. Ông Minh chia sẻ Điều đặc biệt khi ông Minh thực hiện xong bức họa đầu tiên là mọi người trầm trồ khen ngợi và không ai vứt rác tại đó nữa. Và từ đó mọi người sinh sống trong con hẻm này luôn động viên ông Minh thực hiện nhiều bức họa khác.Đến nay đã hơn 2 năm, ông Minh đã thực hiện gần 40 bức họa với những chủ đề khác nhau trong mọi ngóc ngách của con hẻm mà không hề lấy một đồng tiền công cho dù cuộc sống của gia đình chẳng khá giả gì. Nhiều người thấy vậy đã góp tiền ra mua hộp sơn và cây cọ để ông tiếp tục thực hiện những bức họa khác để con hẻm trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn.Chị Nguyễn Thị Bảo Ngọc (người dân sống trong hẻm) cho biết: “Từ khi chú Tư vẽ tranh lên các bức tường, người đã có có ý thức hơn, không vứt rác bừa bãi như trước. Người dân mến chú Tư không chỉ vì ông hiền, tài năng mà hơn hết là việc ông đang làm cho con hẻm này trở nên sạch sẽ, đẹp đẽ hơn mà chẳng màng đến lợi ích của bản thân”.Khi hỏi việc ông đang làm, vợ và con có can ngăn gì không ?. Ông cười hiền: “Vợ yêu và lấy tôi cũng chỉ mê họa. Giờ già rồi, thấy tôi đi vẽ “không công” thế này bà ấy cũng ủng hộ lắm, miễn sao mọi người trong hẻm không chê tranh tôi xấu là được, tôi sẽ tục tiếp vẽ đến khi nào không đủ sức khỏe nữa thì nghỉ”.Cứ mỗi sáng sớm và chiều tối, người dân trong hẻm lại thấy hình ảnh quen thuộc. Một người họa sĩ già mái tóc hoa râm trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chở đầy những lọ sơn, cây cọ tiếp tục vẽ lên những bức họa phong cảnh đang còn dang dở. Cứ vài ngày, người dân sống tại hẻm nhỏ này lại được thưởng thức, chiêm ngưỡng một tác phẩm mới của ông Minh vừa thực hiện xong.Có lẽ đến bây giờ, người họa sĩ già này không ngờ rằng, chính những bức họa phong cảnh sinh động, đẹp đẽ của mình lại mang những người sinh sống ở tại con hẻm này đến một “ thông điệp” hãy sống có ý thức hơn vì một con hẻm sạch sẽ, đẹp đẽ, khang trang.Hơn 2 năm, ông đã vẽ hơn 40 tác phẩm tại con hẻm nhỏ này với nhiều chủ đề khác nhauNgoài vẽ tranh ông còn vẽ biển báo giao thông ở các khúc cua…nơi dễ gây ra tai nạn cho người đi lại trong hẻm.Trên giỏ xe của ông luôn đựng đầy những hộp sơn và cây cọ.
Khi đến con hẻm 64, đường Nguyễn Khoái ( Q.4 – TP.HCM), chúng tôi không khỏi bất ngờ và thú vị khi ngắm tất cả các bức tường tại lối đi song song cùng con hẻm đều được trang trí bởi những bức họa phong cảnh đồng quê, các mùa xuân, hạ, thu đông…. Chủ nhân của những bức họa ấy được mọi người sống trong con hẻm này gọi bằng các tên trìu mến: “ Chú Tư”. Chú Tư tên thật là Nguyễn Văn Minh ( 75 tuổi, quê gốc ở Đà Lạt). Ông từng là một thầy giáo dạy mỹ thuật tại một trường khuyết tật ở TP.HCM. Sau biến cố gia đình, ông nghỉ dạy và lang thang khắp con hẻm để thoải sức niềm đam mê về hội họa của mình.
Việc vẽ những bức họa này theo ông kể cũng rất tình cờ: “Hơn hai năm trước, con hẻm này luôn ngập trong rác rưởi vì bà con sống ở đây thải ra một cách vô ý thức. Thấy thế nên UBND Phường 2 (Quận 4- TP.HCM) đã nhờ chú vẽ tranh lên tường nhằm hạn chế bà con vứt rác bừa bãi”. Ông Minh chia sẻ Điều đặc biệt khi ông Minh thực hiện xong bức họa đầu tiên là mọi người trầm trồ khen ngợi và không ai vứt rác tại đó nữa. Và từ đó mọi người sinh sống trong con hẻm này luôn động viên ông Minh thực hiện nhiều bức họa khác.
Đến nay đã hơn 2 năm, ông Minh đã thực hiện gần 40 bức họa với những chủ đề khác nhau trong mọi ngóc ngách của con hẻm mà không hề lấy một đồng tiền công cho dù cuộc sống của gia đình chẳng khá giả gì. Nhiều người thấy vậy đã góp tiền ra mua hộp sơn và cây cọ để ông tiếp tục thực hiện những bức họa khác để con hẻm trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn.
Chị Nguyễn Thị Bảo Ngọc (người dân sống trong hẻm) cho biết: “Từ khi chú Tư vẽ tranh lên các bức tường, người đã có có ý thức hơn, không vứt rác bừa bãi như trước. Người dân mến chú Tư không chỉ vì ông hiền, tài năng mà hơn hết là việc ông đang làm cho con hẻm này trở nên sạch sẽ, đẹp đẽ hơn mà chẳng màng đến lợi ích của bản thân”.
Khi hỏi việc ông đang làm, vợ và con có can ngăn gì không ?. Ông cười hiền: “Vợ yêu và lấy tôi cũng chỉ mê họa. Giờ già rồi, thấy tôi đi vẽ “không công” thế này bà ấy cũng ủng hộ lắm, miễn sao mọi người trong hẻm không chê tranh tôi xấu là được, tôi sẽ tục tiếp vẽ đến khi nào không đủ sức khỏe nữa thì nghỉ”.
Cứ mỗi sáng sớm và chiều tối, người dân trong hẻm lại thấy hình ảnh quen thuộc. Một người họa sĩ già mái tóc hoa râm trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chở đầy những lọ sơn, cây cọ tiếp tục vẽ lên những bức họa phong cảnh đang còn dang dở. Cứ vài ngày, người dân sống tại hẻm nhỏ này lại được thưởng thức, chiêm ngưỡng một tác phẩm mới của ông Minh vừa thực hiện xong.
Có lẽ đến bây giờ, người họa sĩ già này không ngờ rằng, chính những bức họa phong cảnh sinh động, đẹp đẽ của mình lại mang những người sinh sống ở tại con hẻm này đến một “ thông điệp” hãy sống có ý thức hơn vì một con hẻm sạch sẽ, đẹp đẽ, khang trang.
Hơn 2 năm, ông đã vẽ hơn 40 tác phẩm tại con hẻm nhỏ này với nhiều chủ đề khác nhau
Ngoài vẽ tranh ông còn vẽ biển báo giao thông ở các khúc cua…nơi dễ gây ra tai nạn cho người đi lại trong hẻm.
Trên giỏ xe của ông luôn đựng đầy những hộp sơn và cây cọ.