Sáng 26/3, hai chiếc sà lan chở cẩu "khủng" cùng nhiều thợ lặn đã được điều đến hiện trường, chuẩn bị công tác trục vớt cầu Ghềnh.Đúng 9h, các thợ lặn bắt đầu xuống sông Đồng Nai để dò tìm và móc cáp vào các dầm cầu.Phía trên cầu, nhà chức trách đang tiến hành cắt các đoạn đường ray.Thợ hàn đang tiến hành cắt các thanh ray.Công tác khắc phục được diễn ra rất khẩn trương.Ghe chở thợ lặn liên tục ra vào.Giao thông trên sông Đồng Nai bị phong toả, các thuyền khi qua đây đều bị CSGT đường thuỷ chặn lại.Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Đặng Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục quản lý xây dựng công trình Bộ giao thông cho biết, trong sáng nay đã cắt rời được thanh ray kết nối giữa nhịp 3 và nhịp 4 phía bờ Nam cầu Ghềnh (trước đó nhịp 3 bị treo trên ray nằm dưới sông). Hiện nay toàn bộ dưới đáy sông có nhiều đá trước đó dự định cắm 4 trụ xuống nhưng phải thay đổi phương án là thả neo sà lan. Định vị xong và khảo sát dự kiến công tác trục vớt sáng 27/3 sẽ là cắt rời nhịp 2 hạ xuống sông, mỗi nhịp cắt làm đôi ngay dưới sông rồi dùng cẩu lên sà lan.
Sáng 26/3, hai chiếc sà lan chở cẩu "khủng" cùng nhiều thợ lặn đã được điều đến hiện trường, chuẩn bị công tác trục vớt cầu Ghềnh.
Đúng 9h, các thợ lặn bắt đầu xuống sông Đồng Nai để dò tìm và móc cáp vào các dầm cầu.
Phía trên cầu, nhà chức trách đang tiến hành cắt các đoạn đường ray.
Thợ hàn đang tiến hành cắt các thanh ray.
Công tác khắc phục được diễn ra rất khẩn trương.
Ghe chở thợ lặn liên tục ra vào.
Giao thông trên sông Đồng Nai bị phong toả, các thuyền khi qua đây đều bị CSGT đường thuỷ chặn lại.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Đặng Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục quản lý xây dựng công trình Bộ giao thông cho biết, trong sáng nay đã cắt rời được thanh ray kết nối giữa nhịp 3 và nhịp 4 phía bờ Nam cầu Ghềnh (trước đó nhịp 3 bị treo trên ray nằm dưới sông). Hiện nay toàn bộ dưới đáy sông có nhiều đá trước đó dự định cắm 4 trụ xuống nhưng phải thay đổi phương án là thả neo sà lan. Định vị xong và khảo sát dự kiến công tác trục vớt sáng 27/3 sẽ là cắt rời nhịp 2 hạ xuống sông, mỗi nhịp cắt làm đôi ngay dưới sông rồi dùng cẩu lên sà lan.