Phác thảo thiết kế toàn cảnh khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma mang chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời" được chọn triển khai xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm(Khánh Hòa). Khu tưởng niệm được xây trên đồi cát rộng 2,5 ha - phía Bắc bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và kiều bào nước ngoài.Cụm tượng đài chính được điều chỉnh so với thiết kế ban đầu từ 6 lên 9 nhân vật mang chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời" với biểu tượng "Vòng tròn bất tử". Nhà điêu khắc Lâm Quang Nới - người trực tiếp chỉ đạo thi công cụm tượng đài cho biết, tượng cao 6 m được tạc bằng chất liệu đá hoa cương. Riêng biểu tượng "Vòng tròn bất tử" làm bằng chất liệu inox chống gỉ cao 16 m.Ông Nới túc trực ở công trường, hướng dẫn tỉ mỉ thợ chế tác tượng đài chiến sĩ Gạc Ma.Sau tròn một năm đặt viên đá đầu tiên, đến nay các đơn vị thi công cơ bản hoàn thành đài cọc, mặt bằng khu vực tượng đài. Riêng cụm tượng đài các chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành 70% công việc.Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đang tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay góp sức xây thêm mô hình các đảo Cô Lin, Len Đao bên cạnh khu tưởng niệm này theo hướng du lịch sinh thái để thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma đến đây có thể ở lại nghỉ dưỡng.Nhiều thợ chạm khắc đá giàu kinh nghiệm ở các vùng miền cả nước được huy động tạc tượng đài cho khu tưởng niệm.Công nhân tập trung thi công xử lý nền móng - khu vực bệ tượng đài.Lối lên đồi cát - nơi đặt cụm tượng đài đang được thi công gấp rút.Lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện, lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giáo dục ý thức tự hào lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của những thế hệ cha ông. Khu tưởng niệm như một mộ phần chung an ủi các thân nhân chiến sĩ Gạc Ma.Ngày 13/3, ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng liên đoàn Việt Nam - kiểm tra tiến độ xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. "Đây là công trình để đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nên các đơn vị thi công cần nỗ lực đảm bảo chất lượng, an toàn, làm sao khu tưởng niệm hoàn thành đúng tiến độ vào ngày 27/7 năm nay", ông Tùng đề nghịÔng Đặng Ngọc Tùng thăm hỏi vợ chồng chị Trần Thị Thủy (con gái liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương, ngụ huyện Cam Lâm) ngày 13/3.
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội. 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Dù bị trúng đạn nhưng thiếu úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ cờ Tổ quốc và hô vang: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo..".
Phác thảo thiết kế toàn cảnh khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma mang chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời" được chọn triển khai xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm(Khánh Hòa). Khu tưởng niệm được xây trên đồi cát rộng 2,5 ha - phía Bắc bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và kiều bào nước ngoài.
Cụm tượng đài chính được điều chỉnh so với thiết kế ban đầu từ 6 lên 9 nhân vật mang chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời" với biểu tượng "Vòng tròn bất tử". Nhà điêu khắc Lâm Quang Nới - người trực tiếp chỉ đạo thi công cụm tượng đài cho biết, tượng cao 6 m được tạc bằng chất liệu đá hoa cương. Riêng biểu tượng "Vòng tròn bất tử" làm bằng chất liệu inox chống gỉ cao 16 m.
Ông Nới túc trực ở công trường, hướng dẫn tỉ mỉ thợ chế tác tượng đài chiến sĩ Gạc Ma.
Sau tròn một năm đặt viên đá đầu tiên, đến nay các đơn vị thi công cơ bản hoàn thành đài cọc, mặt bằng khu vực tượng đài. Riêng cụm tượng đài các chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành 70% công việc.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đang tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay góp sức xây thêm mô hình các đảo Cô Lin, Len Đao bên cạnh khu tưởng niệm này theo hướng du lịch sinh thái để thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma đến đây có thể ở lại nghỉ dưỡng.
Nhiều thợ chạm khắc đá giàu kinh nghiệm ở các vùng miền cả nước được huy động tạc tượng đài cho khu tưởng niệm.
Công nhân tập trung thi công xử lý nền móng - khu vực bệ tượng đài.
Lối lên đồi cát - nơi đặt cụm tượng đài đang được thi công gấp rút.
Lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện, lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giáo dục ý thức tự hào lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của những thế hệ cha ông. Khu tưởng niệm như một mộ phần chung an ủi các thân nhân chiến sĩ Gạc Ma.
Ngày 13/3, ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng liên đoàn Việt Nam - kiểm tra tiến độ xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. "Đây là công trình để đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nên các đơn vị thi công cần nỗ lực đảm bảo chất lượng, an toàn, làm sao khu tưởng niệm hoàn thành đúng tiến độ vào ngày 27/7 năm nay", ông Tùng đề nghị
Ông Đặng Ngọc Tùng thăm hỏi vợ chồng chị Trần Thị Thủy (con gái liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương, ngụ huyện Cam Lâm) ngày 13/3.
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội. 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Dù bị trúng đạn nhưng thiếu úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ cờ Tổ quốc và hô vang: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo..".