Đường tránh Biên Hòa (tức đường Võ Nguyên Giáp) dài hơn 12 km, do Công ty Đồng Thuận làm chủ đầu tư, được đưa vào sử dụng năm 2014 với kinh phí xây dựng gần 1.500 tỉ đồng.Được kỳ vọng trở thành một con đường xanh – sạch – đẹp, là điểm nhấn của thành phố Biên Hòa... Nhưng trái lại, thời gian gần đây, đường Võ Nguyên Giáp luôn ngập trong bụi, không khí ngột ngạt đến tức thở, trở thành nỗi ám ảnh của người dân 2 bên đường và người tham gia giao thông.Nhưng trái lại, thời gian gần đây, đường Võ Nguyên Giáp luôn ngập trong bụi, không khí ngột ngạt đến tức thở, trở thành nỗi ám ảnh của người dân 2 bên đường và người tham gia giao thông.Bụi phát sinh trên đường Võ Nguyên Giáp chủ yếu từ các xe tải vận chuyển đá từ mỏ đá Tân Cang gây ra. Chủ đầu tư tuyến đường là Công ty Đồng Thuận đã nhiều lần “kêu cứu” chính quyền thành phố Biên Hòa, đổ lỗi cho xe chở đá gây bụi và đề nghị doanh nghiệp khai thác đá phải trả tiền vệ sinh môi trường.Đáp lại, mới đây, đại diện một doanh nghiệp khai thác đá cho rằng: yêu cầu doanh nghiệp khác góp tiền để dọn vệ sinh trên đường là vô lý vì đây tuyến đường BOT, chủ đầu tư đã thu tiền thì phải có trách nhiệm vệ sinh và duy tu. Cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết nhưng bụi thì ngày ngày vẫn mù mịt. Hậu quả thì người đi đường phải gánh.Dự án đường tránh thành phố Biên Hòa được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian lưu thông của phương tiện, giảm mật độ giao thông trên Quốc lộ 1 đi qua thành phố Biên Hòa. Song dự án này nhiều lần vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân khi thu phí đường tránh nhưng trạm thu phí lại đặt trên Quốc lộ 1.Nhiều người cho biết quá vô lý khi họ không đi một mét đường tránh nào nhưng vẫn phải đóng phí không thiếu một đồng.Trạm thu phí này cũng đã kịp “gom” tất cả các xe từ miền Bắc, miền Trung vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Đến nay, chủ đầu tư đã thu phí được hơn 3 năm.Tuyến đường nghìn tỉ nhưng đất đã rơi vãi không ai thu dọn.Xe ben là nguyên nhân chính phát tán bụi.Xe ben cuốn bụi mù mịt nhưng không ai tưới đường.Trạm thu phí đường tránh Biên Hòa nhưng nằm trên Quốc lộ 1 gây tranh cãi.
Đường tránh Biên Hòa (tức đường Võ Nguyên Giáp) dài hơn 12 km, do Công ty Đồng Thuận làm chủ đầu tư, được đưa vào sử dụng năm 2014 với kinh phí xây dựng gần 1.500 tỉ đồng.
Được kỳ vọng trở thành một con đường xanh – sạch – đẹp, là điểm nhấn của thành phố Biên Hòa... Nhưng trái lại, thời gian gần đây, đường Võ Nguyên Giáp luôn ngập trong bụi, không khí ngột ngạt đến tức thở, trở thành nỗi ám ảnh của người dân 2 bên đường và người tham gia giao thông.
Nhưng trái lại, thời gian gần đây, đường Võ Nguyên Giáp luôn ngập trong bụi, không khí ngột ngạt đến tức thở, trở thành nỗi ám ảnh của người dân 2 bên đường và người tham gia giao thông.
Bụi phát sinh trên đường Võ Nguyên Giáp chủ yếu từ các xe tải vận chuyển đá từ mỏ đá Tân Cang gây ra. Chủ đầu tư tuyến đường là Công ty Đồng Thuận đã nhiều lần “kêu cứu” chính quyền thành phố Biên Hòa, đổ lỗi cho xe chở đá gây bụi và đề nghị doanh nghiệp khai thác đá phải trả tiền vệ sinh môi trường.
Đáp lại, mới đây, đại diện một doanh nghiệp khai thác đá cho rằng: yêu cầu doanh nghiệp khác góp tiền để dọn vệ sinh trên đường là vô lý vì đây tuyến đường BOT, chủ đầu tư đã thu tiền thì phải có trách nhiệm vệ sinh và duy tu. Cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết nhưng bụi thì ngày ngày vẫn mù mịt. Hậu quả thì người đi đường phải gánh.
Dự án đường tránh thành phố Biên Hòa được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian lưu thông của phương tiện, giảm mật độ giao thông trên Quốc lộ 1 đi qua thành phố Biên Hòa. Song dự án này nhiều lần vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân khi thu phí đường tránh nhưng trạm thu phí lại đặt trên Quốc lộ 1.
Nhiều người cho biết quá vô lý khi họ không đi một mét đường tránh nào nhưng vẫn phải đóng phí không thiếu một đồng.
Trạm thu phí này cũng đã kịp “gom” tất cả các xe từ miền Bắc, miền Trung vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Đến nay, chủ đầu tư đã thu phí được hơn 3 năm.
Tuyến đường nghìn tỉ nhưng đất đã rơi vãi không ai thu dọn.
Xe ben là nguyên nhân chính phát tán bụi.
Xe ben cuốn bụi mù mịt nhưng không ai tưới đường.
Trạm thu phí đường tránh Biên Hòa nhưng nằm trên Quốc lộ 1 gây tranh cãi.