Sau khi hình ảnh về tang lễ của Đại tá Trần Quang Khải tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân Y 4 (TP Vinh, Nghệ An) được đăng tải trên báo chí, nữ doanh nhân 35 tuổi này đã bày tỏ mong muốn được muốn nhận con của phi công Trần Quang Khải làm con nuôi và sẽ hỗ trợ chị Hà nuôi nấng cháu ăn học.Nữ doanh nhân muốn nhận đỡ đầu con gái phi công Trần Quang Khải cho biết, ngay sau tang lễ của phi công Trần Quang Khải, bà sẽ nhờ địa phương làm cầu nối, trao đổi với chị Hà và đặt vấn đề được hỗ trợ chị nuôi nấng cháu. Khi trưởng thành, nếu cháu có nguyện vọng, sẽ bố trí công việc cho cháu ở tập đoàn.Bà Trần Uyên Phương sinh năm 1981, con gái của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh, hiện nắm giữ cương vị Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.Bất chấp những khó khăn trên thương trường, ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn sát cánh cùng cha gây dựng đế chế riêng trên “mặt trận” đố uống Việt.Xuất thân trong một gia đình nhà nòi kinh doanh, trách nhiệm của Uyên Phương đối với gia đình, với xã hội lớn hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, bà đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, bà đã không ngừng học tập, làm việc và cống hiến.19 tuổi, Uyên Phương bắt đầu chương trình đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Singapore. Sau bốn năm học đại học, trở về Việt Nam với kiến thức chuyên môn, sự tự tin và nhiệt tình của tuổi trẻ, Phương vào làm tại Công ty TNHH Tân Hiệp Phát.Ngay khi Phương vừa tốt nghiệp đại học tại Singapore, một công ty chuyên về xây dựng ở đây đã mời Phương làm giám đốc văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng bà đã từ chối. Về Công ty Tân Hiệp Phát, ban đầu Phương chỉ ngồi ở vị trí thư ký.Khi đã quen công việc và chứng minh được năng lực, bà được cất nhắc làm giám đốc dự án. Công việc đầu tiên bà làm là vẽ lại toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy, triển khai ứng dụng quản lý bằng phần mềm, hoạch định nguồn lực của công ty.Chính trong thời gian này, Uyên Phương đã “Việt hóa” những kiến thức mình được học và ứng dụng những cách tân mới mẻ phù hợp với tình hình, quy mô phát triển của công ty lúc bấy giờ. Với những đóng góp thiết thực được ứng dụng vào mô hình quản lý và phát triển thương hiệu, bà đã được tín nhiệm trở thành Giám đốc Dự án của dòng sản phẩm Number 1, đưa nhãn hàng này trở thành thương hiệu chủ lực và thành công nhất của Tập đoàn Tân Hiệp Phát vào thời điểm 2005.Cùng năm đó, nữ doanh nhân Uyên Phương được vinh dự làm đại biểu doanh nhân Việt Nam trẻ nhất tham gia Hội nghị Thanh niên, sinh viên thế giới lần 16 tại Venezuela. Tiếp nối thành công, 2006 và 2008 là cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của Uyên Phương khi công ty lần lượt tung ra thị trường sản phẩm Trà Xanh Không Độ và Trà thảo mộc Dr.Thanh, đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường lúc bấy giờ.Trần Uyên Phương chia sẻ rằng bà ngủ rất ít. Một ngày làm việc của Phương bắt đầu lúc 4-5 giờ sáng, kết thúc 11-12 giờ khuya. Nữ doanh nhân luôn làm việc hết mình nhằm đưa Tân Hiệp Phát vươn lên lớn mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Nữ doanh nhân cũng thường tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo.Năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng hòa Sudan tại TP HCM.
Sau khi hình ảnh về tang lễ của Đại tá Trần Quang Khải tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân Y 4 (TP Vinh, Nghệ An) được đăng tải trên báo chí, nữ doanh nhân 35 tuổi này đã bày tỏ mong muốn được muốn nhận con của phi công Trần Quang Khải làm con nuôi và sẽ hỗ trợ chị Hà nuôi nấng cháu ăn học.
Nữ doanh nhân muốn nhận đỡ đầu con gái phi công Trần Quang Khải cho biết, ngay sau tang lễ của phi công Trần Quang Khải, bà sẽ nhờ địa phương làm cầu nối, trao đổi với chị Hà và đặt vấn đề được hỗ trợ chị nuôi nấng cháu. Khi trưởng thành, nếu cháu có nguyện vọng, sẽ bố trí công việc cho cháu ở tập đoàn.
Bà Trần Uyên Phương sinh năm 1981, con gái của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh, hiện nắm giữ cương vị Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Bất chấp những khó khăn trên thương trường, ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn sát cánh cùng cha gây dựng đế chế riêng trên “mặt trận” đố uống Việt.
Xuất thân trong một gia đình nhà nòi kinh doanh, trách nhiệm của Uyên Phương đối với gia đình, với xã hội lớn hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, bà đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, bà đã không ngừng học tập, làm việc và cống hiến.
19 tuổi, Uyên Phương bắt đầu chương trình đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Singapore. Sau bốn năm học đại học, trở về Việt Nam với kiến thức chuyên môn, sự tự tin và nhiệt tình của tuổi trẻ, Phương vào làm tại Công ty TNHH Tân Hiệp Phát.
Ngay khi Phương vừa tốt nghiệp đại học tại Singapore, một công ty chuyên về xây dựng ở đây đã mời Phương làm giám đốc văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng bà đã từ chối. Về Công ty Tân Hiệp Phát, ban đầu Phương chỉ ngồi ở vị trí thư ký.
Khi đã quen công việc và chứng minh được năng lực, bà được cất nhắc làm giám đốc dự án. Công việc đầu tiên bà làm là vẽ lại toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy, triển khai ứng dụng quản lý bằng phần mềm, hoạch định nguồn lực của công ty.
Chính trong thời gian này, Uyên Phương đã “Việt hóa” những kiến thức mình được học và ứng dụng những cách tân mới mẻ phù hợp với tình hình, quy mô phát triển của công ty lúc bấy giờ. Với những đóng góp thiết thực được ứng dụng vào mô hình quản lý và phát triển thương hiệu, bà đã được tín nhiệm trở thành Giám đốc Dự án của dòng sản phẩm Number 1, đưa nhãn hàng này trở thành thương hiệu chủ lực và thành công nhất của Tập đoàn Tân Hiệp Phát vào thời điểm 2005.
Cùng năm đó, nữ doanh nhân Uyên Phương được vinh dự làm đại biểu doanh nhân Việt Nam trẻ nhất tham gia Hội nghị Thanh niên, sinh viên thế giới lần 16 tại Venezuela. Tiếp nối thành công, 2006 và 2008 là cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của Uyên Phương khi công ty lần lượt tung ra thị trường sản phẩm Trà Xanh Không Độ và Trà thảo mộc Dr.Thanh, đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường lúc bấy giờ.
Trần Uyên Phương chia sẻ rằng bà ngủ rất ít. Một ngày làm việc của Phương bắt đầu lúc 4-5 giờ sáng, kết thúc 11-12 giờ khuya. Nữ doanh nhân luôn làm việc hết mình nhằm đưa Tân Hiệp Phát vươn lên lớn mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Nữ doanh nhân cũng thường tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo.
Năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng hòa Sudan tại TP HCM.