Trần Trinh Trạch (1872-1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ (Conseil Preivé), nguyên chánh hội trưởng và đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam - ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành, được coi là một trong "Tứ đại Phú hộ" của Sài Gòn. Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái). Người con trai thứ ba của ông là Công tử Bạc Liêu. Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền, có lẽ công việc lớn nhất của chính quyền cách mạng là tịch thu đất của địa chủ cấp cho người dân. Theo số liệu lúc bấy giờ, đến hơn 90% tá điền được cấp đất. Đến khi thực dân Pháp quay trở lại, Trần gia những tưởng khôi phục lại những gì đã mất, nào ngờ Việt Minh đã làm “nổi lên” kháng chiến. Vùng cách mạng làm chủ lại nằm trên gần như toàn bộ các sở điền của Trần gia. Ở đó, Việt Minh đã tổ chức đời sống mới. Việt Minh còn chủ trương yêu cầu địa chủ giảm tô rồi thối tô cho tá điền…Người con trưởng của Trần Trinh Trạch là Trần Trinh Đinh, được Trần gia giao cai quản nhà máy xay xát Hậu Giang. Khoảng giữa năm 1946, Việt Minh gởi giấy yêu cầu Đinh nộp thuế nhà máy cho cách mạng để nuôi quân kháng chiến. Lúc này, mặc dù thị xã Bạc Liêu bị Pháp chiếm đóng nhưng ở vùng nông thôn, lực lượng Việt Minh rất mạnh, nên Đinh sợ, đành ôm tiền đi nộp. Sau đó, không biết căn nguyên thế nào mà “lính kín” (mật thám) phát hiện được. Đinh vô cùng sợ hãi. Và sau đó, y trốn biệt lên Sài Gòn. Vợ con y cũng theo luôn. Đinh không trở về cai quản điền sản Trần gia nữa.Bộ bàn ghế làm bằng gỗ quý của Trần gia.Sập ba thành dành cho khách đến chơi.Sự giàu có của Trần gia nức tiếng khắp cả nước.Thật ra, chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ không lấy gì ưu ái lắm với Trần gia. Họ đã quản lý ngôi nhà lớn của Trần Trinh Trạch, lúc đầu thì cho Mỹ ở, sau lấy lại làm Tổng hành dinh của Sư đoàn 21 ngụy. Nghe nói, trong thời gian chiếm giữ, họ đã phá phách làm hư hại nội thất của ngôi nhà và đã lấy đi nhiều đồ vật quý. Sau ngày miền Nam giải phóng, dòng họ Trần còn lại một ít điền sản và bất động sản như: lô đất ở Cái Dầy, 10 căn phố lầu và 3 ngôi biệt thự ở thị xã Bạc Liêu. Những tài sản này sau đó bị Nhà nước quản lý bởi vì đó là tài sản nhân dân được trả về cho nhân dân. Vài năm sau, 1 trong 3 ngôi biệt thự được Nhà nước ta xét trả lại cho một người cháu của Trần Trinh Trạch vì có những đóng góp cho cách mạng.
Trần Trinh Trạch (1872-1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ (Conseil Preivé), nguyên chánh hội trưởng và đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam - ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành, được coi là một trong "Tứ đại Phú hộ" của Sài Gòn. Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái). Người con trai thứ ba của ông là Công tử Bạc Liêu. Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền, có lẽ công việc lớn nhất của chính quyền cách mạng là tịch thu đất của địa chủ cấp cho người dân. Theo số liệu lúc bấy giờ, đến hơn 90% tá điền được cấp đất. Đến khi thực dân Pháp quay trở lại, Trần gia những tưởng khôi phục lại những gì đã mất, nào ngờ Việt Minh đã làm “nổi lên” kháng chiến. Vùng cách mạng làm chủ lại nằm trên gần như toàn bộ các sở điền của Trần gia. Ở đó, Việt Minh đã tổ chức đời sống mới. Việt Minh còn chủ trương yêu cầu địa chủ giảm tô rồi thối tô cho tá điền…
Người con trưởng của Trần Trinh Trạch là Trần Trinh Đinh, được Trần gia giao cai quản nhà máy xay xát Hậu Giang. Khoảng giữa năm 1946, Việt Minh gởi giấy yêu cầu Đinh nộp thuế nhà máy cho cách mạng để nuôi quân kháng chiến. Lúc này, mặc dù thị xã Bạc Liêu bị Pháp chiếm đóng nhưng ở vùng nông thôn, lực lượng Việt Minh rất mạnh, nên Đinh sợ, đành ôm tiền đi nộp. Sau đó, không biết căn nguyên thế nào mà “lính kín” (mật thám) phát hiện được. Đinh vô cùng sợ hãi. Và sau đó, y trốn biệt lên Sài Gòn. Vợ con y cũng theo luôn. Đinh không trở về cai quản điền sản Trần gia nữa.
Bộ bàn ghế làm bằng gỗ quý của Trần gia.
Sập ba thành dành cho khách đến chơi.
Sự giàu có của Trần gia nức tiếng khắp cả nước.
Thật ra, chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ không lấy gì ưu ái lắm với Trần gia. Họ đã quản lý ngôi nhà lớn của Trần Trinh Trạch, lúc đầu thì cho Mỹ ở, sau lấy lại làm Tổng hành dinh của Sư đoàn 21 ngụy. Nghe nói, trong thời gian chiếm giữ, họ đã phá phách làm hư hại nội thất của ngôi nhà và đã lấy đi nhiều đồ vật quý. Sau ngày miền Nam giải phóng, dòng họ Trần còn lại một ít điền sản và bất động sản như: lô đất ở Cái Dầy, 10 căn phố lầu và 3 ngôi biệt thự ở thị xã Bạc Liêu. Những tài sản này sau đó bị Nhà nước quản lý bởi vì đó là tài sản nhân dân được trả về cho nhân dân. Vài năm sau, 1 trong 3 ngôi biệt thự được Nhà nước ta xét trả lại cho một người cháu của Trần Trinh Trạch vì có những đóng góp cho cách mạng.