Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2014 đến ngày 1/8/2014 đã ghi nhận 1603 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Ebola, trong đó bao gồm 887 trường hợp tử vong tại 04 nước Guinea (485/358), Liberia (468/255), Nigeria (4/1), and Sierra Leone (646/273).
Đánh giá về nguyên nhân khiến dịch Ebola lây lan nhanh chóng ra cộng đồng, PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) nhận định. Nguyên nhân khiến dịch tăng nhanh trong thời gian rất ngắn là do: Đặc tính của vi rút Ebola lây nhanh và mạnh. Theo đó, virus được truyền từ động vật sang người, đặc biệt thông qua khỉ và dơi. Sau đó, bệnh có thể truyền từ người sang người trong trường hợp tiếp xúc với máu hay chất lỏng sinh học. Thứ hai, người dân châu Phi có tập quán chăm sóc người bệnh tại nhà, không đưa đến cơ sở y tế, thậm chí là trốn tránh. Thứ ba, tập quán mai táng, chôn người chết khiến nguy cơ người lành tiếp xúc với dịch tiết dính trên quần áo. Thứ tư, dù người bệnh được đưa đến bệnh viện nhưng điều kiện kinh tế ở những nước này cực kỳ khó khăn, không cách ly một cách triệt để, bệnh lây cho cả cán bộ y tế. Thứ năm, trước đây dịch chỉ trong phạm vi địa phương, nay diễn ra tại những khu vực có dân di biến động qua biên giới và lây truyền qua đường hàng không. Hiện, những người bị nhiễm virus Ebola chỉ được điều trị theo các liệu pháp nói chung, có nghĩa là chỉ hỗ trợ người bệnh chống chọi lại căn bệnh. Những người nhiễm virus Ebola thường sẽ được chuyền dịch (vì cơ thể bị mất nước), cộng thêm các phương pháp điều trị nhằm duy trì huyết áp và nồng độ oxy, có thể điều trị nhiễm trùng nếu các mụn nước trên da bị loét. Theo các chuyên gia virus Ebola cũng có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, do đó không có loại vắc-xin nào có đủ khả năng ngăn chặn một dịch bệnh vùng phát và lây lan. Hiện có khá ít người đã từng nhiễm virus Ebola, hay thậm chí rất ít người bị nhiễm mà còn sống sót. Ở Việt Nam, ngành Y tế luôn tích cực, chủ động để đối phó với dịch trong mọi trường hợp xảy ra. Tuy nhiên, tại ở nước ta hiện vẫn chưa có phòng xét nghiệm ATSH cấp IV, mới chỉ có phòng xét nghiệm ATSH cấp III tại Viện vệ sinh dịch tễ TW và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Bởi vậy, nếu ghi nhận trường hợp nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam, mẫu bệnh phẩm cần được thu thập, bảo quản và vận chuyển theo đúng quy định về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời Bộ Y tế cho biết, đã làm việc với WHO đề nghị hỗ trợ cung cấp sinh phẩm và hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán bệnh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2014 đến ngày 1/8/2014 đã ghi nhận 1603 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Ebola, trong đó bao gồm 887 trường hợp tử vong tại 04 nước Guinea (485/358), Liberia (468/255), Nigeria (4/1), and Sierra Leone (646/273).
Đánh giá về nguyên nhân khiến dịch Ebola lây lan nhanh chóng ra cộng đồng, PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) nhận định. Nguyên nhân khiến dịch tăng nhanh trong thời gian rất ngắn là do: Đặc tính của vi rút Ebola lây nhanh và mạnh. Theo đó, virus được truyền từ động vật sang người, đặc biệt thông qua khỉ và dơi. Sau đó, bệnh có thể truyền từ người sang người trong trường hợp tiếp xúc với máu hay chất lỏng sinh học.
Thứ hai, người dân châu Phi có tập quán chăm sóc người bệnh tại nhà, không đưa đến cơ sở y tế, thậm chí là trốn tránh.
Thứ ba, tập quán mai táng, chôn người chết khiến nguy cơ người lành tiếp xúc với dịch tiết dính trên quần áo.
Thứ tư, dù người bệnh được đưa đến bệnh viện nhưng điều kiện kinh tế ở những nước này cực kỳ khó khăn, không cách ly một cách triệt để, bệnh lây cho cả cán bộ y tế.
Thứ năm, trước đây dịch chỉ trong phạm vi địa phương, nay diễn ra tại những khu vực có dân di biến động qua biên giới và lây truyền qua đường hàng không.
Hiện, những người bị nhiễm virus Ebola chỉ được điều trị theo các liệu pháp nói chung, có nghĩa là chỉ hỗ trợ người bệnh chống chọi lại căn bệnh. Những người nhiễm virus Ebola thường sẽ được chuyền dịch (vì cơ thể bị mất nước), cộng thêm các phương pháp điều trị nhằm duy trì huyết áp và nồng độ oxy, có thể điều trị nhiễm trùng nếu các mụn nước trên da bị loét.
Theo các chuyên gia virus Ebola cũng có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, do đó không có loại vắc-xin nào có đủ khả năng ngăn chặn một dịch bệnh vùng phát và lây lan. Hiện có khá ít người đã từng nhiễm virus Ebola, hay thậm chí rất ít người bị nhiễm mà còn sống sót.
Ở Việt Nam, ngành Y tế luôn tích cực, chủ động để đối phó với dịch trong mọi trường hợp xảy ra. Tuy nhiên, tại ở nước ta hiện vẫn chưa có phòng xét nghiệm ATSH cấp IV, mới chỉ có phòng xét nghiệm ATSH cấp III tại Viện vệ sinh dịch tễ TW và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Bởi vậy, nếu ghi nhận trường hợp nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam, mẫu bệnh phẩm cần được thu thập, bảo quản và vận chuyển theo đúng quy định về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời Bộ Y tế cho biết, đã làm việc với WHO đề nghị hỗ trợ cung cấp sinh phẩm và hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán bệnh.