Có rất nhiều loại trái cây hiếm và lạ và quả la hán là một trong số đó. Đặc điểm của loại quả này là không ăn sống được nhưng có độ ngọt gấp 300 lần đường mía. Cũng vì độ ngọt "kinh dị" nên chỉ cắn một miếng thôi cũng thấy chóng mặt rồi.Có lẽ nhiều người đã nhìn thấy quả la hán khô nhưng tươi thì chưa chắc bởi đây là loại quả không ăn tươi được. Quả la hán phần lớn dùng khi đã phơi khô rồi ngâm nước, được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc để làm đồ uống giải nhiệt.Nhờ vị ngọt tự nhiên và thơm mùi thảo mộc, quả la hán được nhiều người yêu thích. Trong Đông y, nó còn được xem là một loại thuốc nhờ giá trị dinh dưỡng cao.Công dụng đầu tiên của quả la hán chính là hỗ trợ điều trị tiểu đường. Theo nghiên cứu, vị ngọt của quả la hán được tạo thành nhờ vào mogrosides, đây là hợp chất tạo nên vị ngọt tự nhiên và không làm tăng lượng đường trong máu nhờ vậy bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng để thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt của mình.Đáng nói quả la hán cũng không chứa calo, carbs hoặc chất béo nên cực kỳ thích hợp cho người muốn giảm cân, giữ dáng.Đồng thời, nước ngâm từ quả la hán còn có thể giúp làm giảm những cơn đau họng, giảm đờm.Chất tạo ngọt của quả la hán là mogroside, cũng là một trong những chất chống oxy hóa trong cơ thể. Chất này tác động tiêu cực đến cholesterol LDL (xấu), giúp ngăn ngừa lão hóa.Chưa hết, nhờ tác động tiêu cực đến cholesterol LDL, quả la hán cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.Các chuyên gia dinh dưỡng cũng tiết lộ, với tác dụng bổ phổi, tiêu đờm, quả la hán cũng có thể dùng để nấu canh, khiến canh ngọt và bổ dưỡng hơn.Ngoài ra, vitamin C có trong quả La Hán cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể là kích thích các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng.Đáng nói, ngay cả hạt của quả la hán cũng có nhiều hợp chất được chứng minh là có thể ngăn ngừa dị ứng, giảm cơn hen suyễn.Tuy vậy, không nên uống nước ngâm quả la hán quá thường xuyên vì lâu dài sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, người có cơ địa lạnh không nên dùng.
Có rất nhiều loại trái cây hiếm và lạ và quả la hán là một trong số đó. Đặc điểm của loại quả này là không ăn sống được nhưng có độ ngọt gấp 300 lần đường mía. Cũng vì độ ngọt "kinh dị" nên chỉ cắn một miếng thôi cũng thấy chóng mặt rồi.
Có lẽ nhiều người đã nhìn thấy quả la hán khô nhưng tươi thì chưa chắc bởi đây là loại quả không ăn tươi được. Quả la hán phần lớn dùng khi đã phơi khô rồi ngâm nước, được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc để làm đồ uống giải nhiệt.
Nhờ vị ngọt tự nhiên và thơm mùi thảo mộc, quả la hán được nhiều người yêu thích. Trong Đông y, nó còn được xem là một loại thuốc nhờ giá trị dinh dưỡng cao.
Công dụng đầu tiên của quả la hán chính là hỗ trợ điều trị tiểu đường. Theo nghiên cứu, vị ngọt của quả la hán được tạo thành nhờ vào mogrosides, đây là hợp chất tạo nên vị ngọt tự nhiên và không làm tăng lượng đường trong máu nhờ vậy bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng để thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt của mình.
Đáng nói quả la hán cũng không chứa calo, carbs hoặc chất béo nên cực kỳ thích hợp cho người muốn giảm cân, giữ dáng.
Đồng thời, nước ngâm từ quả la hán còn có thể giúp làm giảm những cơn đau họng, giảm đờm.
Chất tạo ngọt của quả la hán là mogroside, cũng là một trong những chất chống oxy hóa trong cơ thể. Chất này tác động tiêu cực đến cholesterol LDL (xấu), giúp ngăn ngừa lão hóa.
Chưa hết, nhờ tác động tiêu cực đến cholesterol LDL, quả la hán cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng tiết lộ, với tác dụng bổ phổi, tiêu đờm, quả la hán cũng có thể dùng để nấu canh, khiến canh ngọt và bổ dưỡng hơn.
Ngoài ra, vitamin C có trong quả La Hán cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể là kích thích các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng.
Đáng nói, ngay cả hạt của quả la hán cũng có nhiều hợp chất được chứng minh là có thể ngăn ngừa dị ứng, giảm cơn hen suyễn.
Tuy vậy, không nên uống nước ngâm quả la hán quá thường xuyên vì lâu dài sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, người có cơ địa lạnh không nên dùng.