Hình ảnh virus sởi được phóng to dưới kính hiển vi.
Giáo sư Richard Plemper tại Trung tâm viêm, miễn dịch và nhiễm trùng tại bang Georgia tiết lộ: "Các chiến dịch tiêm vaccine đã có những tiến bộ to lớn, và chúng tôi khẳng định tiêm chủng vẫn là trọng tâm. Thuốc của chúng tôi không phải một lựa chọn thay thế, nhưng chúng tôi muốn tận dụng nó như biên pháp phòng chống đồng bộ để nhanh chóng loại bỏ dịch bệnh sởi tại các địa phương – nơi có tỷ lệ dân số được tiêm chủng tốt”.
Các nhà nghiên cứu cho hay, thuốc ERDRP-0519 có chức năng ức chế RNA polymerase (mối liên kết DNA) hạn chế quá trình tái tạo và nhân bản của virus sởi. Để xác định hiệu quả của thuốc, ông Plemper và đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm trên cơ thể chồn sương và hệ miễn dịch của chúng đã có chiến lược ngăn chặn những virus có cấu trúc tượng tự như sởi. Những con chồn sương được sử dụng thuốc sau 3 ngày bị lây nhiễm đã sống sót và virus bị loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể chúng.
Ông Plemper giải thích: “Loài chồn sương dùng thuốc cũng trở nên miễn dịch với loại virus này. Những con chồn sống sót đã sản sinh kháng thể chống lại virus, thế nên khi chúng tôi tiêm lại virus CDV vào người chúng, chúng không hề bị mắc bệnh".
Ông Plemper hy vọng ERDRP-0519 sẽ không gây ra tác dụng phụ ở người và sẽ trở thành một loại thuốc uống cho người rẻ hơn thuốc tiêm rất nhiều trong chiến dịch dập tắt bệnh sởi ở tương lai không xa.
Virus sởi lây lan qua không khí thông qua đường hô hấp. Sau khi ủ bệnh khoảng 2 tuần, cơ thể sẽ phát ban, biến chứng ác tính dẫn đến sốt cao, ho dữ dội. 90% trường hợp các cá nhân không được miễn nhiễm khi tiếp xúc với virus sởi sẽ bị nhiễm. Khi virus xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt chống nhiễm trùng, khi vào giai đoạn cuối của quá trình ủ bệnh các biện pháp phòng chống từ bên ngoài thường quá muộn.
Hình ảnh virus sởi được phóng to dưới kính hiển vi.
Giáo sư Richard Plemper tại Trung tâm viêm, miễn dịch và nhiễm trùng tại bang Georgia tiết lộ: "Các chiến dịch tiêm vaccine đã có những tiến bộ to lớn, và chúng tôi khẳng định tiêm chủng vẫn là trọng tâm. Thuốc của chúng tôi không phải một lựa chọn thay thế, nhưng chúng tôi muốn tận dụng nó như biên pháp phòng chống đồng bộ để nhanh chóng loại bỏ dịch bệnh sởi tại các địa phương – nơi có tỷ lệ dân số được tiêm chủng tốt”.
Các nhà nghiên cứu cho hay, thuốc ERDRP-0519 có chức năng ức chế RNA polymerase (mối liên kết DNA) hạn chế quá trình tái tạo và nhân bản của virus sởi. Để xác định hiệu quả của thuốc, ông Plemper và đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm trên cơ thể chồn sương và hệ miễn dịch của chúng đã có chiến lược ngăn chặn những virus có cấu trúc tượng tự như sởi. Những con chồn sương được sử dụng thuốc sau 3 ngày bị lây nhiễm đã sống sót và virus bị loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể chúng.
Ông Plemper giải thích: “Loài chồn sương dùng thuốc cũng trở nên miễn dịch với loại virus này. Những con chồn sống sót đã sản sinh kháng thể chống lại virus, thế nên khi chúng tôi tiêm lại virus CDV vào người chúng, chúng không hề bị mắc bệnh".
Ông Plemper hy vọng ERDRP-0519 sẽ không gây ra tác dụng phụ ở người và sẽ trở thành một loại thuốc uống cho người rẻ hơn thuốc tiêm rất nhiều trong chiến dịch dập tắt bệnh sởi ở tương lai không xa.
Virus sởi lây lan qua không khí thông qua đường hô hấp. Sau khi ủ bệnh khoảng 2 tuần, cơ thể sẽ phát ban, biến chứng ác tính dẫn đến sốt cao, ho dữ dội. 90% trường hợp các cá nhân không được miễn nhiễm khi tiếp xúc với virus sởi sẽ bị nhiễm. Khi virus xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt chống nhiễm trùng, khi vào giai đoạn cuối của quá trình ủ bệnh các biện pháp phòng chống từ bên ngoài thường quá muộn.