Để phòng bệnh Than lây lan từ động vật sang người, ngoài việc giữ vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi và tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Không ăn các loại thịt trâu, bò khô chế biến không đảm bảo, nguy cơ lây vi rút bệnh than lây lan qua đường tiêu hóa sẽ tăng cao. Bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, do vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Khi gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy và chôn xa nơi ở theo hướng dẫn của ngành thú y. Những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi hoặc xác súc vật bị ốm chết không rõ nguyên nhân nên mang ủng, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay. Tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước. Những nơi có ổ bệnh xảy ra, cần triển khai phun hóa chất xử lý môi trường, xử lý chất thải của gia súc và chất thải người bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành thú y và y tế. Đặc biệt, khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, phải kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị. Tiêm phòng là cách dễ chấp nhận nhất để đối phó với bệnh than. Vắc xin phòng bệnh tỏ ra hiệu quả trong 93% trường hợp. Thử nghiệm trên khỉ cho thấy, sau khi tiêm chủng 8 và 38 tuần, hiệu quả phòng bệnh là 100%. Sau 100 tuần, tỷ lệ này còn 88%. Bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh, nhất là thể ngoài da. Tuy nhiên, thuốc sẽ chỉ có hiệu quả nếu được sử dụng ngay sau khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Nếu không, nguy cơ thành công sẽ giảm rất nhiều. Kháng sinh được lựa chọn là ciprofloxacin (Cipro). Nó tỏ ra hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn than. Với bệnh nhân dạng phổi, phải dùng thuốc ở liều rất cao. Nếu thành công, việc điều trị phải được tiếp tục trong 60 ngày để đảm bảo là các bào tử đã nở và bị tiêu diệt hết.
Để phòng bệnh Than lây lan từ động vật sang người, ngoài việc giữ vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi và tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Không ăn các loại thịt trâu, bò khô chế biến không đảm bảo, nguy cơ lây vi rút bệnh than lây lan qua đường tiêu hóa sẽ tăng cao.
Bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, do vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Khi gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy và chôn xa nơi ở theo hướng dẫn của ngành thú y.
Những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi hoặc xác súc vật bị ốm chết không rõ nguyên nhân nên mang ủng, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay.
Tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước.
Những nơi có ổ bệnh xảy ra, cần triển khai phun hóa chất xử lý môi trường, xử lý chất thải của gia súc và chất thải người bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành thú y và y tế.
Đặc biệt, khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, phải kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.
Tiêm phòng là cách dễ chấp nhận nhất để đối phó với bệnh than. Vắc xin phòng bệnh tỏ ra hiệu quả trong 93% trường hợp. Thử nghiệm trên khỉ cho thấy, sau khi tiêm chủng 8 và 38 tuần, hiệu quả phòng bệnh là 100%. Sau 100 tuần, tỷ lệ này còn 88%.
Bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh, nhất là thể ngoài da. Tuy nhiên, thuốc sẽ chỉ có hiệu quả nếu được sử dụng ngay sau khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Nếu không, nguy cơ thành công sẽ giảm rất nhiều.
Kháng sinh được lựa chọn là ciprofloxacin (Cipro). Nó tỏ ra hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn than. Với bệnh nhân dạng phổi, phải dùng thuốc ở liều rất cao. Nếu thành công, việc điều trị phải được tiếp tục trong 60 ngày để đảm bảo là các bào tử đã nở và bị tiêu diệt hết.