Khi gặp và chứng kiến công việc của vị thầy lang dưới chân núi Hoàng Liên này chúng tôi mới cảm nhận được những tiếng khen mà người đời dành tặng ông.
Tái tạo thần dược chữa dạ dày sắp tuyệt chủng
Chúng tôi gặp ông Hùng vào một buổi tối mùa thu. Bóng đêm bao phủ khắp phố núi, người người rủ nhau đi chơi, đi ăn, dạo phố... nhưng ông Hùng vẫn âm thầm bốc thuốc cho những người dâm mắc bệnh dạ dày đang ngồi đợi. Nhìn nét mặt những người dân bị bệnh tật hành hạ đến tiều tụy, khổ sở bỗng rạng ngời như thể vớ được cục vàng khi nhận những bó thuốc mà ông Hùng đưa cho khiến nhiều người cảm kích. Cảm kích bởi tấm lòng tận tụy với người nghèo, với bệnh nhân và lòng yêu nghề ít người sánh được.
|
Một loại thảo dược chữa dạ dày được ông Hùng đem từ Hà Giang về Sa Pa nhân giống. |
Tiếp chúng tôi khi sau nhiều giờ bốc thuốc căng thẳng, người ông dường như lả đi, những giọt mồ hôi đầm đìa trên trán, ông lấy chiếc khăn lau khô những giọt mồ hôi đang lăn dài trên khuôn mặt rồi rót nước mời viễn khách, bộc lộ những lời tâm huyết với cái nghề nhọc nhằn nhưng đầy hãnh diện - nghề thầy thuốc. Ông bảo: “Hiện tại tôi phải vừa bốc thuốc vừa sưu tầm các loại thảo dược quí để bảo tồn, dùng lâu dài”.
Thế rồi câu chuyện về bảo tồn nguồn thuốc chữa bệnh dưới chân núi Hoàng Liên Sơn nóng dần trong huyết quản, kết quả của câu chuyện đó là một chuyến đi rừng mà theo ông Hùng là tìm một loại thảo dược quí có tên là lá khôi đỏ mọc ở dãy núi Hoàng Liên. Trước đây loài cây này bị người dân khai thác quá mức khiến nó được liệt vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Tuy nhiên, với tâm huyết khôi phục cây thuốc quí cùng với sự giúp đỡ của Viện Dược liệu Việt Nam chi nhánh tại Sa Pa loài cây này dần được hồi sinh.
Là người miệng nói tay làm, ngay ngày hôm sau ông Hùng đã xách ba lô ngược miền rừng núi đi tìm cây thuốc quí. Ông bảo: “Phải bảo vệ được nguồn thuốc chất lượng cao thì mới có cái mà bốc thuốc cho người dân, nếu không thì bài thuốc có hay đến mấy mà cây thuốc chất lượng không tốt thì tác dụng chữa bệnh sẽ giảm đi vài phần”.
Quả đúng như lời nhận xét của một cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam ở Sa Pa nói về ông Hùng rằng: “Đây quả là “chúa tể” của rừng hoang, không bao giờ ngồi yên một chỗ. Ông ấy lùng sục khắp rừng hoang, hễ chỗ nào có kỳ hoa dị thảo là lao đến ngay. Nhưng cũng nhờ cái máu này mà ông ấy đã bảo tồn được rất nhiều loài thảo dược quí dùng cho việc chữa bệnh”.
Sau hơn một giờ đu mình qua những con dốc ngoằn nghèo, ông Hùng dẫn chúng tôi men theo những triền núi cao vừa đi, ánh mắt vừa găm vào muôn trùng cây cỏ, tìm kiếm thuốc quí đem về trồng nhân giống.
Sau những lần rúc vào bụi rậm, ông lôi ra một vài cây khôi lá đỏ cao khoảng 15cm, lá đỏ.... Như bắt được vàng, ông Hùng hồ hởi khoe rằng: “Đã tóm được loài thảo dược vô cùng quí hiếm chữa dạ dày, loài cây này có đặc điểm là mọc dưới tán rừng rậm, lá có mầu đỏ nên người ta gọi là khôi lá đỏ, chúng chỉ cao chừng 20cm và rất chậm lớn. Do đây là khu vực sườn núi cao, ẩm ướt và rậm rạp nên trước đây người dân khai thác thảo dược bán sang Trung Quốc không để ý đến. Tuy nhiên mật độ cây khôi lá đỏ ở đây rất thấp, nếu thu hái tự nhiên thì sẽ không đủ để bốc thuốc chữa bệnh”.
Ông Hùng cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm nghề đông y từ 7 đời nay nên hiểu rất rõ tác dụng và tầm quan trọng của lá khôi đỏ trong việc chữa bệnh dạ dày. Loại thảo dược quí này do nhà tôi mua lại của người dân trên núi hoặc tự túc được một phần, tuy nhiên nếu không có hướng bảo tồn và nhân giống ra nhiều chỗ khác thì lượng thuốc sẽ cạn kiệt, không đủ để chữa bệnh cho người dân”.
7 đời chữa bệnh dạ dày
Tranh thủ những lúc giải lao, ông Hùng kể về cái nghiệp mà ông đang gánh trên vai. Theo đó, gia đình ông đã làm nghề đông y bốc thuốc chữa bệnh dạ dày được 7 đời nay. Ngày xưa các cụ chữa bệnh có cái dễ là nguồn thảo dược dồi dào, thậm chí chỉ cần ra khỏi ngõ là đã có thể đưa tay hái được cây thuốc rồi. Khi có người đến thăm khám và xin thuốc, chỉ cần tốn chút thời gian ra bìa rừng thu lượm là đã có trong tay cả bao tải thuốc điều trị chất lượng cao. Mấy năm trở lại đây, cánh thương lái Trung Quốc đến thu mua nhiều loại thảo dược quí khiến cho vựa thuốc Hoàng Liên Sơn bị khoắng hết. Tước tình hình đó, ông đã phải vào rừng tìm các loại thảo dược quí, mở hàng loạt vườn thuốc ở nhiều nơi nhằm trồng và bảo tồn các loại thảo dược quí, hiếm....
Theo ông Lê Văn Giỏi, cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam ở Sa Pa thì ông Hùng đã bỏ ra nhiều năm để đi tìm những loài thuốc quí từ Lào Cai sang Lai Châu, Hà Giang... hễ đi đến đâu, gặp những loại cây thuốc quí ông lại tìm cách nhân giống chứ không riêng gì cây khôi lá đỏ. Hiện ông Hùng đã xây dựng được mạng lưới vườn thuốc ở nhiều nơi như Lai Châu, Sa Pa... đảm bảo tự túc các loại thuốc quí phục vụ bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.
Mải mê quăng mình bên những sườn núi treo leo, để tìm loài cây quí, khi bóng chiều khuất núi, những làn sương mờ bao phủ khắp trùng sơn ông Hùng mớt tất tả xuống núi ôm theo “chiến lợi phẩm” là cây khôi lá đỏ mà đại ngàn Hoàng Liên đã ban tặng về nhân giống, đáp ứng nhu cầu bốc thuốc chữa bệnh cho dân lành.
Hiện tại, lương y Hùng đã bào chế thành công thuốc chữa dạ dày chất lượng cao mang tên Vị thống hoàn. Đây là kết quả của quá trình nhọc công nghiên cứu, tìm tòi những loài thảo dược quí hiếm ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. Địa chỉ liên hệ: Nhà thuốc đông y Phạm Trọng Hùng, số 63, đường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, điện thoại: 0203 820 214 hoặc 0915 917 495.