Dịch bệnh nguy hiểm chết người Mers-CoV còn gọi là hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông, là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm Coronavirus (CoV).Virus Corona gây ra dịch bệnh MERS-CoV là một chủng mới tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS năm 2003. Loại virus nguy hiểm chết người này đã lây lan ra 26 quốc gia, làm 1.154 người mắc bệnh, trong đó có 434 ca tử vong đã được ghi nhận (tỷ lệ tử vong trên tổng số người mắc bệnh là 38%).Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi và kèm theo là hội chứng suy thận cấp.MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan.MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm virus này, khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong.Virus MERS-CoV lây truyền từ người sang người và đã lan truyền ra nhiều quốc gia.Theo tổ chức Y tế thế giới, một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV.Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hầu hết các trường hợp mắc là người già, nam giới. Những người có bệnh mãn tính thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.Những người có biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp như ho, khó thở ít nhất trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ các nước thuộc bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.Để phòng ngừa lây nhiễm virus nguy hiểm chết người MERS-CoV, cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi. Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén...) với người nhiễm bệnh. Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa... Đối với cán bộ y tế: Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.
Dịch bệnh nguy hiểm chết người Mers-CoV còn gọi là hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông, là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm Coronavirus (CoV).
Virus Corona gây ra dịch bệnh MERS-CoV là một chủng mới tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS năm 2003. Loại virus nguy hiểm chết người này đã lây lan ra 26 quốc gia, làm 1.154 người mắc bệnh, trong đó có 434 ca tử vong đã được ghi nhận (tỷ lệ tử vong trên tổng số người mắc bệnh là 38%).
Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi và kèm theo là hội chứng suy thận cấp.
MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan.
MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm virus này, khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong.
Virus MERS-CoV lây truyền từ người sang người và đã lan truyền ra nhiều quốc gia.
Theo tổ chức Y tế thế giới, một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV.
Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.
Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hầu hết các trường hợp mắc là người già, nam giới. Những người có bệnh mãn tính thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Những người có biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp như ho, khó thở ít nhất trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ các nước thuộc bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa lây nhiễm virus nguy hiểm chết người MERS-CoV, cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi. Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.
Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén...) với người nhiễm bệnh. Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa... Đối với cán bộ y tế: Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.