Thuốc chống tiêu chảy. Hoạt động du lịch gắng liền với thưởng thức món ngon đặc sản. Nhưng món ăn dù ngon thế nào thì dạ dày cũng có khả năng sẽ “biểu tình”. Nếu bao tử của bạn tương đối nhạy cảm thì hãy luôn thủ sẵn một hộp thuốc trợ tiêu hóa để không phải hoang mang trong những tình huống trớ trêu.Thuốc cảm cúm. Một số người có thể chưa quen với những nơi có nhiệt độ thấp, hay việc thay đổi khí hậu cũng như phải vận động nhiều ngoài trời nắng trong các chuyến tham quan. Vì thế việc bị cảm là điều khó tránh khỏi trong các chuyến du lịch, nhất là du lịch ra nước ngoài. Đó là lý do tại sao mang theo bên mình viên thuốc cảm là điều rất cần thiết. Thuốc chống say tàu xe. Nhiều người bị say tàu xe thường sử dụng thuốc chống say. Cần uống 30-60 phút trước khi lên tàu xe để thuốc có đủ thời gian tan trong dạ dày, giải phóng hoạt chất và hấp thu vào máu, phát huy tác dụng. Hiện nay đã có loại thuốc chống nôn dạng băng dán, dùng dán lên vùng da sau tai, cần dán từ 6-12 giờ trước khi lên tàu xe.Thuốc chống côn trùng đốt. Một trong số tác nhân gây phiền toái cho các cuộc du lịch nhiều khi lại là những con vật nhỏ bé, như muỗi, côn trùng... Chúng gây khó chịu, mất vui, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy bạn nên mang theo các loại thuốc thoa hay xịt để chống côn trùng.Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt. Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn...Thuốc chống dị ứng. Bất cứ ai trong chúng ta dù ít hay nhiều cũng sẽ bị dị ứng với một loại thực phẩm hay chất liệu nào đó. Việc đi du lịch đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ, thử những món ăn mà bản thân không biết chắc chắn về thành phần... Hãy ra tiệm thuốc hỏi mua và mang theo một vài viên thuốc kháng dị ứng bên người để tránh gặp “phiền phức” khi đang hưởng thụ kì nghỉ của mình.Thuốc nhỏ mắt. Rất nhiều khách du lịch quên mang theo thuốc nhỏ mắt mặc dù nó vô cùng cần thiết cho chuyến đi. Việc đi du lịch ngoài trời sẽ khiến mắt bạn tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, chưa kể các loại khăn mặt, khăn tắm trong khách sạn có thể không được giặt sạch sẽ dễ khiến gây viêm nhiễm cho mắt.Ngoài ra bạn nên mang theo bông, băng cứu thương để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ, đêm hôm hay ở những chỗ xa lạ mà bạn không thể xoay xở được.
Thuốc chống tiêu chảy. Hoạt động du lịch gắng liền với thưởng thức món ngon đặc sản. Nhưng món ăn dù ngon thế nào thì dạ dày cũng có khả năng sẽ “biểu tình”. Nếu bao tử của bạn tương đối nhạy cảm thì hãy luôn thủ sẵn một hộp thuốc trợ tiêu hóa để không phải hoang mang trong những tình huống trớ trêu.
Thuốc cảm cúm. Một số người có thể chưa quen với những nơi có nhiệt độ thấp, hay việc thay đổi khí hậu cũng như phải vận động nhiều ngoài trời nắng trong các chuyến tham quan. Vì thế việc bị cảm là điều khó tránh khỏi trong các chuyến du lịch, nhất là du lịch ra nước ngoài. Đó là lý do tại sao mang theo bên mình viên thuốc cảm là điều rất cần thiết.
Thuốc chống say tàu xe. Nhiều người bị say tàu xe thường sử dụng thuốc chống say. Cần uống 30-60 phút trước khi lên tàu xe để thuốc có đủ thời gian tan trong dạ dày, giải phóng hoạt chất và hấp thu vào máu, phát huy tác dụng. Hiện nay đã có loại thuốc chống nôn dạng băng dán, dùng dán lên vùng da sau tai, cần dán từ 6-12 giờ trước khi lên tàu xe.
Thuốc chống côn trùng đốt. Một trong số tác nhân gây phiền toái cho các cuộc du lịch nhiều khi lại là những con vật nhỏ bé, như muỗi, côn trùng... Chúng gây khó chịu, mất vui, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy bạn nên mang theo các loại thuốc thoa hay xịt để chống côn trùng.
Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt. Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn...
Thuốc chống dị ứng. Bất cứ ai trong chúng ta dù ít hay nhiều cũng sẽ bị dị ứng với một loại thực phẩm hay chất liệu nào đó. Việc đi du lịch đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ, thử những món ăn mà bản thân không biết chắc chắn về thành phần... Hãy ra tiệm thuốc hỏi mua và mang theo một vài viên thuốc kháng dị ứng bên người để tránh gặp “phiền phức” khi đang hưởng thụ kì nghỉ của mình.
Thuốc nhỏ mắt. Rất nhiều khách du lịch quên mang theo thuốc nhỏ mắt mặc dù nó vô cùng cần thiết cho chuyến đi. Việc đi du lịch ngoài trời sẽ khiến mắt bạn tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, chưa kể các loại khăn mặt, khăn tắm trong khách sạn có thể không được giặt sạch sẽ dễ khiến gây viêm nhiễm cho mắt.
Ngoài ra bạn nên mang theo bông, băng cứu thương để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ, đêm hôm hay ở những chỗ xa lạ mà bạn không thể xoay xở được.