Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả.
Đối với quả xoan, chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ. Trúc đào: Có tên khoa học là Nerium oleander. Đây là cây cao khoảng 2-6 mét, có hoa nhỏ mọc thành, hoa đẹp có nhiều màu. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây tử vong.Lá ngón: Đây là loại lá có độc tính rất cao, ăn vào có thể chết ngay tức thì. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Cách giải độc: Giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu.Ngoài những loại lá cây trên, còn có một số loại quả quen thuộc khi ăn vào cũng rất nguy hiểm. Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) là một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, song chúng cũng gây nên nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với người, đặc biệt là những vụ ngộ độc chết người do dùng mã tiền ngâm rượu.
Cà độc dược (Datura metel) là một cây dại phân bố tại nhiều vùng, miền của Việt Nam. Trong Đông y, quả cà độc dược là một vị thuốc. Tuy vậy, do có độc tính cao, người dân chỉ sử dụng nó theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị ngộ độc cà độc dược, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.
Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả.
Đối với quả xoan, chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.
Trúc đào: Có tên khoa học là Nerium oleander. Đây là cây cao khoảng 2-6 mét, có hoa nhỏ mọc thành, hoa đẹp có nhiều màu. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây tử vong.
Lá ngón: Đây là loại lá có độc tính rất cao, ăn vào có thể chết ngay tức thì. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.
Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Cách giải độc: Giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Ngoài những loại lá cây trên, còn có một số loại quả quen thuộc khi ăn vào cũng rất nguy hiểm. Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) là một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, song chúng cũng gây nên nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với người, đặc biệt là những vụ ngộ độc chết người do dùng mã tiền ngâm rượu.
Cà độc dược (Datura metel) là một cây dại phân bố tại nhiều vùng, miền của Việt Nam. Trong Đông y, quả cà độc dược là một vị thuốc. Tuy vậy, do có độc tính cao, người dân chỉ sử dụng nó theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị ngộ độc cà độc dược, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.