Cây trầu bà: Là loại cây leo rất dễ trồng, lá hình tim, xanh thẫm có gân màu vàng hay màu kem. Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều. Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Ảnh: Shutterstock.Cây lan Ý: Đây là cây trồng trong nhà thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà. Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa. Ảnh: Shutterstock.Hoa cúc: Không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời, hoa cúc cũng là cây cảnh rất tốt cho sức khỏe vì giúp loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene trong không khí nhà ở. Ảnh: Shutterstock.Thường xuân: Cây thường xuân (Ivy) có thể hấp thu benzen, carbon monoxide, formaldehyde và trichloroethylene. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ một số chất gây dị ứng, ví dụ như nấm mốc. Một điểm cộng nữa của loại cây này là nó có thể sinh trưởng tốt điều kiện ánh sáng kém. Ảnh: Shutterstock.Cây dương xỉ Mỹ: Loại cây tốt cho sức khỏe này phù hợp với giỏ treo. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả. Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen. Ảnh: Shutterstock.Cây Bromeliad: Đây là một loại cây thuộc họ nhà dứa. Cây có thể sống ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điểm độc đáo của loại cây này là cây có ngồng hoa dài và có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng và màu đỏ. Cây Bromeliad có thể lọc sạch benzene trong không khí và hấp thụ đến 90% hóa chất. Ảnh: Shutterstock.Cây lưỡi hổ: Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. Ảnh: Shutterstock.Cây saphia hay còn gọi là cây diệp hồng môn là cây cảnh được yêu thích hiện nay. Cây Saphia được đánh giá là thân thiện với môi trường, giúp thanh lọc không khí hiệu quả, mang đến không gian sống trong lành và thoáng mát. Ngoài ra, cây còn có khả năng cân bằng độ ẩm nên rất thích hợp với điều kiện môi trường khô như văn phòng công sở. Ảnh: Shutterstock.Cây huyết dụ: Trồng cây huyết dụ trong nhà là một trong những cách tốt nhất để hóa giải chất xylene, trichloroethylene và formaldehyde. Cây phát triển khá chậm, đòi hỏi nhiều ánh sáng và mọc khá cao. Ảnh: Shutterstock.Cây dây nhện còn gọi là điếu lan, lan mốc hoặc cỏ mệnh môn. Loài thực vật này có tác dụng làm sạch không khí, lọc bụi, hút chất độc. Người ta ví cây dây nhện như một chiếc máy lọc bụi mini tự nhiên. Nên đặt cây ở những vị trí nhiều bụi bẩn như cửa sổ, ban công, lối ra vào, nhà bếp. Cây cũng mang ý nghĩa tốt về phong thủy. Ảnh: Shutterstock.Cây phất dụ (hay còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp phong thủy phổ biến nhất dành cho nhà ở hoặc văn phòng. Cây này sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn hơn. Theo Healthline, cây phất dụ có thể loại bỏ formaldehyde, benzene, carbon monoxide, xylene và chloroform trong không khí. Ảnh: Shutterstock.Cây lô hội, còn gọi là nha đam: Cây phát triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng. Lô hội có thể bày trên bàn làm việc, bệ cửa, bàn nước…Cây lô hội hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày. Ảnh: Shutterstock.Mời độc giả xem video: Khốn khổ vì nhổ răng bị mù mắt (Nguồn: VTC)
Cây trầu bà: Là loại cây leo rất dễ trồng, lá hình tim, xanh thẫm có gân màu vàng hay màu kem. Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều. Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Ảnh: Shutterstock.
Cây lan Ý: Đây là cây trồng trong nhà thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà. Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa. Ảnh: Shutterstock.
Hoa cúc: Không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời, hoa cúc cũng là cây cảnh rất tốt cho sức khỏe vì giúp loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene trong không khí nhà ở. Ảnh: Shutterstock.
Thường xuân: Cây thường xuân (Ivy) có thể hấp thu benzen, carbon monoxide, formaldehyde và trichloroethylene. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ một số chất gây dị ứng, ví dụ như nấm mốc. Một điểm cộng nữa của loại cây này là nó có thể sinh trưởng tốt điều kiện ánh sáng kém. Ảnh: Shutterstock.
Cây dương xỉ Mỹ: Loại cây tốt cho sức khỏe này phù hợp với giỏ treo. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả. Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen. Ảnh: Shutterstock.
Cây Bromeliad: Đây là một loại cây thuộc họ nhà dứa. Cây có thể sống ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điểm độc đáo của loại cây này là cây có ngồng hoa dài và có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng và màu đỏ. Cây Bromeliad có thể lọc sạch benzene trong không khí và hấp thụ đến 90% hóa chất. Ảnh: Shutterstock.
Cây lưỡi hổ: Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. Ảnh: Shutterstock.
Cây saphia hay còn gọi là cây diệp hồng môn là cây cảnh được yêu thích hiện nay. Cây Saphia được đánh giá là thân thiện với môi trường, giúp thanh lọc không khí hiệu quả, mang đến không gian sống trong lành và thoáng mát. Ngoài ra, cây còn có khả năng cân bằng độ ẩm nên rất thích hợp với điều kiện môi trường khô như văn phòng công sở. Ảnh: Shutterstock.
Cây huyết dụ: Trồng cây huyết dụ trong nhà là một trong những cách tốt nhất để hóa giải chất xylene, trichloroethylene và formaldehyde. Cây phát triển khá chậm, đòi hỏi nhiều ánh sáng và mọc khá cao. Ảnh: Shutterstock.
Cây dây nhện còn gọi là điếu lan, lan mốc hoặc cỏ mệnh môn. Loài thực vật này có tác dụng làm sạch không khí, lọc bụi, hút chất độc. Người ta ví cây dây nhện như một chiếc máy lọc bụi mini tự nhiên. Nên đặt cây ở những vị trí nhiều bụi bẩn như cửa sổ, ban công, lối ra vào, nhà bếp. Cây cũng mang ý nghĩa tốt về phong thủy. Ảnh: Shutterstock.
Cây phất dụ (hay còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp phong thủy phổ biến nhất dành cho nhà ở hoặc văn phòng. Cây này sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn hơn. Theo Healthline, cây phất dụ có thể loại bỏ formaldehyde, benzene, carbon monoxide, xylene và chloroform trong không khí. Ảnh: Shutterstock.
Cây lô hội, còn gọi là nha đam: Cây phát triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng. Lô hội có thể bày trên bàn làm việc, bệ cửa, bàn nước…Cây lô hội hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày. Ảnh: Shutterstock.
Mời độc giả xem video: Khốn khổ vì nhổ răng bị mù mắt (Nguồn: VTC)