Khô mắt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tầm nhìn mờ. Giác mạc, bề mặt hình vòm ở phía trước của mắt, cần phải được bôi trơn để cho bạn thấy rõ ràng. Nếu không đủ nước mắt, các tế bào trên giác mạc bong đi khiến khô mắt. Tuy nhiên đó là bệnh về vật lý. Khô mắt còn có thể bị gây ra bởi một số thói quen xấu. Đọc sách, chơi game, xem TV hoặc làm việc trên máy tính tất cả có thể là thủ phạm, vì họ có thể giảm tần suất chớp mắt của bạn. Vì vậy, theo "quy tắc 20-20-20" đó là cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó cách xa 6m trong 20 giây. Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn. 2. Tư thế ngủ. Nếu bạn ngủ mặt áp xuống gối, có thể sáng mai thức dậy sẽ bị khô mắt nghiêm trọng, do cử động trong đêm khiến cho mí mắt bị chà lên gối kéo chúng ra xa nhãn cầu. Hiện tượng khô mắt xảy ra sau đó. Đây là dấu hiệu của hội chứng mí mắt mềm thường xảy ra ở nam giới thừa cân. Quạt gió cũng có thể làm mờ mắt, vì vậy hãy cẩn thận với quạt trong phòng ngủ. Khi ngủ, tay hoặc cánh tay đè lên mắt cũng không tốt vì nó có thể gây áp lực, chèn ép lên mô và hạn chế lưu thông máu trong nhãn cầu dẫn tới tình trạng mờ mắt khi bạn thức dậy. 3. Ảnh hưởng của thuốc. Rất nhiều các loại thuốc khác nhau như cao huyết áp, tiểu đường, thuốc ngủ, thuốc chữa rối loạn cương dương cũng làm mờ mắt. Thậm chí tệ hơn, các thuốc kháng histamine cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp góc hẹp, đặc biệt là nếu bạn nhìn khoảng cách xa. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào và nhận thấy tầm nhìn của bạn trở nên mờ đi, hãy đi khám nhãn khoa ngay. 4. Đeo kính nhãn tròng thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, 85 phần trăm những người đeo kính áp tròng tự cho là mình biết cách chăm sóc mắt nhưng chỉ 2% trong số đó là làm đúng. Đeo kính áp tròng thường xuyên còn có thể khiến mắt thiếu oxy làm mờ tầm nhìn của bạn. Việc dùng kính áp tròng không thể đảm bảo vệ sinh 100% như kính gọng. Bởi bề mặt kính áp tròng có chứa nhiều vi khuẩn, do kính đeo gần mắt, nên các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây các bệnh khô mắt, đau mắt. 5. Lượng đường huyết cao. Khi lượng đường trong máu quá cao, nó có thể di chuyển tới mắt và thủy tinh thể thai đổi kích thước làm tầm nhìn của mắt cũng thay đổi. Tuy vậy, tin tốt là khi bạn kiểm soát được lượng đường thì thị lực sẽ trở lại bình thường. Song, bạn cũng không nên để lượng đường huyết liên tục lên cao vì như vậy sẽ gây suy giảm thị lực và các bệnh khác trong cơ thể. 6. Đục thủy tinh thể. Chứng bệnh này sẽ tăng theo độ tuổi hoặc do bẩm sinh. Đục thủy tinh thể là khu vực bị đục hoặc mờ trong thủy tinh thể khiến cho mắt nhìn mờ, đặc biệt vào ban đêm. Bệnh thường xảy ra nhiều ở những người bị tiểu đường, những người dùng thuốc corticosteroids hay những người hút thuốc lá thường xuyên. Hãy nhận biết dấu hiệu và dự phòng đục thủy tinh thể trước khi chúng làm hỏng nhãn cầu của bạn. Nghiên cứu cho thấy, những bài tập chạy có thể làm giảm đục thủy tinh thể.
Khô mắt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tầm nhìn mờ. Giác mạc, bề mặt hình vòm ở phía trước của mắt, cần phải được bôi trơn để cho bạn thấy rõ ràng. Nếu không đủ nước mắt, các tế bào trên giác mạc bong đi khiến khô mắt. Tuy nhiên đó là bệnh về vật lý.
Khô mắt còn có thể bị gây ra bởi một số thói quen xấu. Đọc sách, chơi game, xem TV hoặc làm việc trên máy tính tất cả có thể là thủ phạm, vì họ có thể giảm tần suất chớp mắt của bạn. Vì vậy, theo "quy tắc 20-20-20" đó là cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó cách xa 6m trong 20 giây. Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn.
2. Tư thế ngủ. Nếu bạn ngủ mặt áp xuống gối, có thể sáng mai thức dậy sẽ bị khô mắt nghiêm trọng, do cử động trong đêm khiến cho mí mắt bị chà lên gối kéo chúng ra xa nhãn cầu. Hiện tượng khô mắt xảy ra sau đó. Đây là dấu hiệu của hội chứng mí mắt mềm thường xảy ra ở nam giới thừa cân.
Quạt gió cũng có thể làm mờ mắt, vì vậy hãy cẩn thận với quạt trong phòng ngủ. Khi ngủ, tay hoặc cánh tay đè lên mắt cũng không tốt vì nó có thể gây áp lực, chèn ép lên mô và hạn chế lưu thông máu trong nhãn cầu dẫn tới tình trạng mờ mắt khi bạn thức dậy.
3. Ảnh hưởng của thuốc. Rất nhiều các loại thuốc khác nhau như cao huyết áp, tiểu đường, thuốc ngủ, thuốc chữa rối loạn cương dương cũng làm mờ mắt.
Thậm chí tệ hơn, các thuốc kháng histamine cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp góc hẹp, đặc biệt là nếu bạn nhìn khoảng cách xa. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào và nhận thấy tầm nhìn của bạn trở nên mờ đi, hãy đi khám nhãn khoa ngay.
4. Đeo kính nhãn tròng thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, 85 phần trăm những người đeo kính áp tròng tự cho là mình biết cách chăm sóc mắt nhưng chỉ 2% trong số đó là làm đúng. Đeo kính áp tròng thường xuyên còn có thể khiến mắt thiếu oxy làm mờ tầm nhìn của bạn.
Việc dùng kính áp tròng không thể đảm bảo vệ sinh 100% như kính gọng. Bởi bề mặt kính áp tròng có chứa nhiều vi khuẩn, do kính đeo gần mắt, nên các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây các bệnh khô mắt, đau mắt.
5. Lượng đường huyết cao. Khi lượng đường trong máu quá cao, nó có thể di chuyển tới mắt và thủy tinh thể thai đổi kích thước làm tầm nhìn của mắt cũng thay đổi.
Tuy vậy, tin tốt là khi bạn kiểm soát được lượng đường thì thị lực sẽ trở lại bình thường. Song, bạn cũng không nên để lượng đường huyết liên tục lên cao vì như vậy sẽ gây suy giảm thị lực và các bệnh khác trong cơ thể.
6. Đục thủy tinh thể. Chứng bệnh này sẽ tăng theo độ tuổi hoặc do bẩm sinh. Đục thủy tinh thể là khu vực bị đục hoặc mờ trong thủy tinh thể khiến cho mắt nhìn mờ, đặc biệt vào ban đêm. Bệnh thường xảy ra nhiều ở những người bị tiểu đường, những người dùng thuốc corticosteroids hay những người hút thuốc lá thường xuyên.
Hãy nhận biết dấu hiệu và dự phòng đục thủy tinh thể trước khi chúng làm hỏng nhãn cầu của bạn. Nghiên cứu cho thấy, những bài tập chạy có thể làm giảm đục thủy tinh thể.