Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, não của những người nghiện dùng mạng xã hội có một số điểm giống với não những người nghiện ma túy. Tuy nhiên, não bộ của người nghiện Facebook có nhiều hoạt động bột phát hơn.Vùng não ức chế hành vi này dường như làm việc tốt hơn so với những người nghiện thuốc. Một điểm khác nữa là, tín đồ Facebook có xu hướng phản ứng mạnh hơn. “Họ có khả năng điều khiển hành vi nhưng lại không có động lực để kiểm soát hành vi này bởi não bộ không nhận thức được những hậu quả được cho là nghiêm trọng”, Ofir Turel, một nhà tâm lý học tại Đại học California cho biết.Tác động đến diện rộng. Các trang mạng xã hội như Facebook có thể tác động sâu sắc đến mọi người. Ví dụ, Facebook có thể làm tổn thương hình ảnh của một phụ nữ, làm mọi người ám ảnh về một mối quan hệ bị đổ vỡ và thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm. Thực tế, một số người cảm thấy bị bỏ rơi sau khi nhìn thấy hình ảnh bạn bè trong những bữa tiệc tùng hay gặp gỡ đông vui.Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cộng hưởng tử (MRI) não của 20 sinh viên đại học thường xuyên sử dụng mạng Facebook khi cho họ xem những hình ảnh trên trang xã hội này và những hình ảnh trên những trang báo bình thường khác. Kết quả, họ bấm vào những hình ảnh trên Facebook nhanh hơn hoặc vô tình nhấn vào hình ảnh trên trang này hơn các hình ảnh khác.Theo thí nghiệm trên, những người nghiện Facebook có vùng hạch hạnh nhân (amygdala) - nằm ở tâm của não là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người - và thể vân não lớn hơn não của người khác. Nhưng không giống như bộ não những người nghiện thuốc, những người sử dụng Facebook lại không có có hệ thống tĩnh chịu trách nhiệm ức chế trong vỏ não trước trán.Những người nghiện Facebook cũng có xu hướng não bộ thay đổi khi nhận được những lời tán thưởng hay like từ bạn bà khác. Vùng nhân não có tên gọi Nucleus Accumbens sẽ sáng hơn, hoạt động mạnh hơn, tạo ra cảm giác hài lòng, tán thưởng, suy nghĩ tích cực khi được nhận lời ca ngợi của người khác về mình.Nucleus Accumbens là một trong những “trung tâm dễ chịu” trong bộ não, là khu vực tạo ra những xung thần kinh khiến ta có cảm giác dễ chịu khi được thỏa mãn. Theo các nhà khoa học, vùng nhân não này tạo ra mối liên kết giữa những phản ứng từ các giác quan, cảm xúc và đánh giá của bộ não, từ đó đem lại cho con người cảm giác thoải mái, dễ chịu, hưng phấn trước những tác nhân kích thích thú vị.Vì sao lại nghiện Facebook? Có khả năng, cơn nghiện này gây ra bởi sực tác bộng các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa. Chẳng hạn, Facebook giải quyết vấn đề cô đơn, chán nản hoặc căng thẳng.
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, não của những người nghiện dùng mạng xã hội có một số điểm giống với não những người nghiện ma túy. Tuy nhiên, não bộ của người nghiện Facebook có nhiều hoạt động bột phát hơn.
Vùng não ức chế hành vi này dường như làm việc tốt hơn so với những người nghiện thuốc. Một điểm khác nữa là, tín đồ Facebook có xu hướng phản ứng mạnh hơn. “Họ có khả năng điều khiển hành vi nhưng lại không có động lực để kiểm soát hành vi này bởi não bộ không nhận thức được những hậu quả được cho là nghiêm trọng”, Ofir Turel, một nhà tâm lý học tại Đại học California cho biết.
Tác động đến diện rộng. Các trang mạng xã hội như Facebook có thể tác động sâu sắc đến mọi người. Ví dụ, Facebook có thể làm tổn thương hình ảnh của một phụ nữ, làm mọi người ám ảnh về một mối quan hệ bị đổ vỡ và thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm. Thực tế, một số người cảm thấy bị bỏ rơi sau khi nhìn thấy hình ảnh bạn bè trong những bữa tiệc tùng hay gặp gỡ đông vui.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cộng hưởng tử (MRI) não của 20 sinh viên đại học thường xuyên sử dụng mạng Facebook khi cho họ xem những hình ảnh trên trang xã hội này và những hình ảnh trên những trang báo bình thường khác. Kết quả, họ bấm vào những hình ảnh trên Facebook nhanh hơn hoặc vô tình nhấn vào hình ảnh trên trang này hơn các hình ảnh khác.
Theo thí nghiệm trên, những người nghiện Facebook có vùng hạch hạnh nhân (amygdala) - nằm ở tâm của não là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người - và thể vân não lớn hơn não của người khác. Nhưng không giống như bộ não những người nghiện thuốc, những người sử dụng Facebook lại không có có hệ thống tĩnh chịu trách nhiệm ức chế trong vỏ não trước trán.
Những người nghiện Facebook cũng có xu hướng não bộ thay đổi khi nhận được những lời tán thưởng hay like từ bạn bà khác. Vùng nhân não có tên gọi Nucleus Accumbens sẽ sáng hơn, hoạt động mạnh hơn, tạo ra cảm giác hài lòng, tán thưởng, suy nghĩ tích cực khi được nhận lời ca ngợi của người khác về mình.
Nucleus Accumbens là một trong những “trung tâm dễ chịu” trong bộ não, là khu vực tạo ra những xung thần kinh khiến ta có cảm giác dễ chịu khi được thỏa mãn. Theo các nhà khoa học, vùng nhân não này tạo ra mối liên kết giữa những phản ứng từ các giác quan, cảm xúc và đánh giá của bộ não, từ đó đem lại cho con người cảm giác thoải mái, dễ chịu, hưng phấn trước những tác nhân kích thích thú vị.
Vì sao lại nghiện Facebook? Có khả năng, cơn nghiện này gây ra bởi sực tác bộng các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa. Chẳng hạn, Facebook giải quyết vấn đề cô đơn, chán nản hoặc căng thẳng.