Nhiều người vẫn nghĩ nhịn ăn chỉ đơn giản là để giảm cân, nhưng nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nhịn ăn ngắt quãng có tác dụng phòng và chữa bệnh hơn nhiều loại thuốc. Việc nhịn ăn ngắt quãng là một kỹ thuật mà bạn sẽ thực hiện nhịn ăn trong 12-18 giờ mỗi ngày (bao gồm cả thời gian ngủ) và chỉ ăn cố định trong những giờ còn lại. Sau đây là những lợi ích của việc nhịn ăn ngắt quãng có thể bạn chưa biết. Ảnh: Boldsky.1. Đốt cháy rất nhiều chất béo: Việc nhịn ăn ngắt quãng sẽ cắt giảm nguồn năng lượng thường xuyên của cơ thể. Khi này, cơ thể bạn sẽ phải tìm kiếm nhiên liệu bằng cách khai thác vào lượng dự trữ chất béo. Từ đó, việc nhịn ăn không liên tục giúp đốt cháy chất béo. Ảnh: Boldsky.2. Tăng cường quá trình trao đổi chất: Khi dạ dày của bạn trống rỗng, cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để điều hòa đường tiêu hóa và thúc đẩy sự vận động của ruột khỏe mạnh. Điều này sẽ cải thiện sự trao đổi chất và do đó, giúp bạn đốt cháy chất béo ngay cả khi bạn không thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Ảnh: Boldsky.3. Cải thiện Insulin: Insulin là hormone có trách nhiệm giảm lượng đường trong máu của bạn. Và nó thực hiện điều này bằng cách kích thích sự hấp thu glucose bởi các tế bào của cơ thể. Đây được gọi là độ nhạy insulin. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 mất khả năng này. Đó là lý do tại sao việc nhịn ăn được xem là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 vì nó cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Ảnh: Boldsky.4. Giúp bạn thoải mái hơn: Khi chúng ta không ăn gì, chúng ta không phải lo lắng về những gì chúng ta sẽ ăn. Vì vậy, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn trong thời gian còn lại của ngày và không lãng phí thời gian lo lắng cho bữa ăn của bạn hoặc nấu chúng. Ảnh: Boldsky.5. Cải thiện thói quen ăn uống của bạn: Một số người trong chúng ta có thói quen ăn uống chiếm quá nhiều thời gian trong cả ngày. Trong khi những người khác có xu hướng bỏ bữa ăn hoặc quên ăn vì họ quá bận làm việc. Cả việc nhịn ăn hay ăn quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Khi thực hiện nhịn ăn ngắt quãng, cơ thể bạn biết rằng nó sẽ chỉ nhận được dưỡng chất trong một số giờ nhất định mỗi ngày và từ đó nó chỉ cảnh báo cho bạn biết khi đến giờ ăn. Ảnh: Boldsky.6. Tăng cường chức năng não: Việc nhịn ăn cũng giúp tăng cường các yếu tố thần kinh suy nhược (BNDF) trong cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ của tế bào thần kinh và các đường dẫn thần kinh, đồng thời bảo vệ não của bạn khỏi bị bệnh Alzheimer hay Parkinson. Ảnh: Boldsky.7. Cải thiện miễn dịch: Khi bạn đang nhịn ăn, cơ thể bạn không bị bận tâm vì tiêu hóa thức ăn và điều chỉnh chuyển động của nó qua ruột. Điều này giúp bạn giải độc cơ thể từ bên trong, ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác. Ảnh: Boldsky.Nếu bạn chưa bao giờ nhịn ăn trước đó, đừng cố gắng nhịn ăn suốt 18 tiếng một ngày. Bạn chắc chắn sẽ bị ốm. Thay vào đó, bạn chỉ nên bắt đầu nhịn ăn trong khoảng 12 giờ và có bữa ăn tối sớm vào 7 giờ. Sau khi đã quen với phương pháp, bạn có thể tăng dần thời gian nhịn ăn tùy vào thể trạng của cơ thể. Ảnh: Boldsky.
Nhiều người vẫn nghĩ nhịn ăn chỉ đơn giản là để giảm cân, nhưng nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nhịn ăn ngắt quãng có tác dụng phòng và chữa bệnh hơn nhiều loại thuốc. Việc nhịn ăn ngắt quãng là một kỹ thuật mà bạn sẽ thực hiện nhịn ăn trong 12-18 giờ mỗi ngày (bao gồm cả thời gian ngủ) và chỉ ăn cố định trong những giờ còn lại. Sau đây là những lợi ích của việc nhịn ăn ngắt quãng có thể bạn chưa biết. Ảnh: Boldsky.
1. Đốt cháy rất nhiều chất béo: Việc nhịn ăn ngắt quãng sẽ cắt giảm nguồn năng lượng thường xuyên của cơ thể. Khi này, cơ thể bạn sẽ phải tìm kiếm nhiên liệu bằng cách khai thác vào lượng dự trữ chất béo. Từ đó, việc nhịn ăn không liên tục giúp đốt cháy chất béo. Ảnh: Boldsky.
2. Tăng cường quá trình trao đổi chất: Khi dạ dày của bạn trống rỗng, cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để điều hòa đường tiêu hóa và thúc đẩy sự vận động của ruột khỏe mạnh. Điều này sẽ cải thiện sự trao đổi chất và do đó, giúp bạn đốt cháy chất béo ngay cả khi bạn không thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Ảnh: Boldsky.
3. Cải thiện Insulin: Insulin là hormone có trách nhiệm giảm lượng đường trong máu của bạn. Và nó thực hiện điều này bằng cách kích thích sự hấp thu glucose bởi các tế bào của cơ thể. Đây được gọi là độ nhạy insulin. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 mất khả năng này. Đó là lý do tại sao việc nhịn ăn được xem là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 vì nó cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Ảnh: Boldsky.
4. Giúp bạn thoải mái hơn: Khi chúng ta không ăn gì, chúng ta không phải lo lắng về những gì chúng ta sẽ ăn. Vì vậy, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn trong thời gian còn lại của ngày và không lãng phí thời gian lo lắng cho bữa ăn của bạn hoặc nấu chúng. Ảnh: Boldsky.
5. Cải thiện thói quen ăn uống của bạn: Một số người trong chúng ta có thói quen ăn uống chiếm quá nhiều thời gian trong cả ngày. Trong khi những người khác có xu hướng bỏ bữa ăn hoặc quên ăn vì họ quá bận làm việc. Cả việc nhịn ăn hay ăn quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Khi thực hiện nhịn ăn ngắt quãng, cơ thể bạn biết rằng nó sẽ chỉ nhận được dưỡng chất trong một số giờ nhất định mỗi ngày và từ đó nó chỉ cảnh báo cho bạn biết khi đến giờ ăn. Ảnh: Boldsky.
6. Tăng cường chức năng não: Việc nhịn ăn cũng giúp tăng cường các yếu tố thần kinh suy nhược (BNDF) trong cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ của tế bào thần kinh và các đường dẫn thần kinh, đồng thời bảo vệ não của bạn khỏi bị bệnh Alzheimer hay Parkinson. Ảnh: Boldsky.
7. Cải thiện miễn dịch: Khi bạn đang nhịn ăn, cơ thể bạn không bị bận tâm vì tiêu hóa thức ăn và điều chỉnh chuyển động của nó qua ruột. Điều này giúp bạn giải độc cơ thể từ bên trong, ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác. Ảnh: Boldsky.
Nếu bạn chưa bao giờ nhịn ăn trước đó, đừng cố gắng nhịn ăn suốt 18 tiếng một ngày. Bạn chắc chắn sẽ bị ốm. Thay vào đó, bạn chỉ nên bắt đầu nhịn ăn trong khoảng 12 giờ và có bữa ăn tối sớm vào 7 giờ. Sau khi đã quen với phương pháp, bạn có thể tăng dần thời gian nhịn ăn tùy vào thể trạng của cơ thể. Ảnh: Boldsky.