1 - Thiết kế phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái. Để có được cảm giác thanh bình và thư thái, gia chủ nên chọn màu xanh để sơn tường phòng ngủ. Đặc biệt, bạn nên hạn chế gu màu quá sáng hoặc quá tối bởi nó sẽ gây những ảnh hưởng không tốt. Chẳng hạn, màu trắng tinh dễ khiến chói mắt khi bật điện còn màu đen khiến ngôi nhà của bạn trở nên u ám đáng sợ. Ngoài ra, nhiệt độ căn phòng thời điểm giao mùa cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hãy điều chỉnh nhiệt độ vừa phải để an giấc lành, không phải giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm.
2 - Thu dọn phòng, không để đồ vật lung tung. Không gian lộn xộn dễ gây mất tập trung hoặc đôi khi khó ngủ bởi những tiếng ồn nhỏ phát ra từ đồng hồ, điện thoại. Hãy dành một ngày để xem xét các chi tiết bất ổn và cải thiện chúng.
3 - Không ngủ nhiều vào ban ngày. Thời tiết lúc giao mùa khiến cơ thể rất dễ mệt mỏi và bạn chỉ muốn nấn ná ngủ nhiều vào ban ngày. Dù nghỉ trưa rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần đảm bảo không ngủ quá lâu. Thời gian từ 15 đến 20 phút cho một giấc ngủ ngắn là có thể chấp nhận được. Đây là khoảng thời gian thích hợp cho não bộ nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
4 - Đảm bảo có một thời gian biểu phù hợp. Ngủ đúng giờ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng. Bạn nên rèn thói quen ngủ theo một thời gian biểu phù hợp. Bằng cách này, bạn sẽ tập trung tốt ở thời điểm ban ngày, mệt mỏi và muốn đi ngủ vào buổi tối.
5 - Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Có một điều bạn thường không để ý là làm việc cả ngày dưới ánh sáng nhân tạo dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ. Vì vậy, hãy làm việc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt để giúp mình tỉnh táo vào ban ngày và dễ dàng nghỉ ngơi khi màn đêm buông xuống.
6 - Giảm lượng cà phê đưa vào cơ thể. Chất caffein có trong loại đồ uống này mang lại cảm giác tỉnh táo, tập trung vào công việc. Tuy nhiên, phải mất mười hai tiếng sau “sức công phá” của nó mới không còn tác dụng lên cơ thể. Vì vậy, nếu có thói quen sử dụng cà phê thì cố gắng đảm bảo dùng chúng cách xa thời khắc bạn đi vào giấc ngủ.
7 - Tập thể dục và ăn uống đúng cách. Duy trì tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho cơ thể mà còn đem lại hiệu quả bất ngờ cho giấc ngủ. Cụ thể, những người khỏe mạnh thường dễ dàng có được một đêm ngon giấc hơn so với các đối tượng có vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên ăn quá no, uống nhiều rượu trước khi ngủ. Rượu đôi khi khiến bạn dễ dàng chợp mắt nhưng nó sẽ mang lại cơn buồn ngủ dai dẳng vào sáng hôm sau.
8 - Xả stress trước khi lên giường. Những bộn bề từ công việc đôi khi làm bạn lo lắng, trằn trọc suốt đêm. Vì vậy, hãy dành thời gian thư giãn với người thân hay massage cơ thể để tạm quên đi những rắc rối này. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên thiết kế phòng ngủ và nơi làm việc riêng biệt để đảm bảo có được một không gian yên tĩnh, thanh thản với người bạn đời của mình.
9 - Đọc truyện, đan len để “dỗ” giấc ngủ. Nếu gặp khó khăn trong việc mời gọi giấc ngủ đến, thay vì nằm trằn trọc trên giường bạn hãy lựa chọn một cuốn truyện hoặc ngồi đan len. Hoạt động lặp đi lặp lại này sẽ khiến cơn buồn ngủ nhanh chóng kéo đến.
1 - Thiết kế phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái. Để có được cảm giác thanh bình và thư thái, gia chủ nên chọn màu xanh để sơn tường phòng ngủ. Đặc biệt, bạn nên hạn chế gu màu quá sáng hoặc quá tối bởi nó sẽ gây những ảnh hưởng không tốt. Chẳng hạn, màu trắng tinh dễ khiến chói mắt khi bật điện còn màu đen khiến ngôi nhà của bạn trở nên u ám đáng sợ. Ngoài ra, nhiệt độ căn phòng thời điểm giao mùa cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hãy điều chỉnh nhiệt độ vừa phải để an giấc lành, không phải giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm.
2 - Thu dọn phòng, không để đồ vật lung tung. Không gian lộn xộn dễ gây mất tập trung hoặc đôi khi khó ngủ bởi những tiếng ồn nhỏ phát ra từ đồng hồ, điện thoại. Hãy dành một ngày để xem xét các chi tiết bất ổn và cải thiện chúng.
3 - Không ngủ nhiều vào ban ngày. Thời tiết lúc giao mùa khiến cơ thể rất dễ mệt mỏi và bạn chỉ muốn nấn ná ngủ nhiều vào ban ngày. Dù nghỉ trưa rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần đảm bảo không ngủ quá lâu. Thời gian từ 15 đến 20 phút cho một giấc ngủ ngắn là có thể chấp nhận được. Đây là khoảng thời gian thích hợp cho não bộ nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
4 - Đảm bảo có một thời gian biểu phù hợp. Ngủ đúng giờ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng. Bạn nên rèn thói quen ngủ theo một thời gian biểu phù hợp. Bằng cách này, bạn sẽ tập trung tốt ở thời điểm ban ngày, mệt mỏi và muốn đi ngủ vào buổi tối.
5 - Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Có một điều bạn thường không để ý là làm việc cả ngày dưới ánh sáng nhân tạo dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ. Vì vậy, hãy làm việc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt để giúp mình tỉnh táo vào ban ngày và dễ dàng nghỉ ngơi khi màn đêm buông xuống.
6 - Giảm lượng cà phê đưa vào cơ thể. Chất caffein có trong loại đồ uống này mang lại cảm giác tỉnh táo, tập trung vào công việc. Tuy nhiên, phải mất mười hai tiếng sau “sức công phá” của nó mới không còn tác dụng lên cơ thể. Vì vậy, nếu có thói quen sử dụng cà phê thì cố gắng đảm bảo dùng chúng cách xa thời khắc bạn đi vào giấc ngủ.
7 - Tập thể dục và ăn uống đúng cách. Duy trì tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho cơ thể mà còn đem lại hiệu quả bất ngờ cho giấc ngủ. Cụ thể, những người khỏe mạnh thường dễ dàng có được một đêm ngon giấc hơn so với các đối tượng có vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên ăn quá no, uống nhiều rượu trước khi ngủ. Rượu đôi khi khiến bạn dễ dàng chợp mắt nhưng nó sẽ mang lại cơn buồn ngủ dai dẳng vào sáng hôm sau.
8 - Xả stress trước khi lên giường. Những bộn bề từ công việc đôi khi làm bạn lo lắng, trằn trọc suốt đêm. Vì vậy, hãy dành thời gian thư giãn với người thân hay massage cơ thể để tạm quên đi những rắc rối này. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên thiết kế phòng ngủ và nơi làm việc riêng biệt để đảm bảo có được một không gian yên tĩnh, thanh thản với người bạn đời của mình.
9 - Đọc truyện, đan len để “dỗ” giấc ngủ. Nếu gặp khó khăn trong việc mời gọi giấc ngủ đến, thay vì nằm trằn trọc trên giường bạn hãy lựa chọn một cuốn truyện hoặc ngồi đan len. Hoạt động lặp đi lặp lại này sẽ khiến cơn buồn ngủ nhanh chóng kéo đến.