Vết tấy ở gần ngón chân cái: nó thường mọc ngay cạnh ngón chân cái khiến bàn chân trở nên không cân đối và bành ra một bên. Thoạt trông có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng nó có thể mang lại cảm giác đau đớn vô cùng khi bị viêm khớp. Nếu phải chịu đau đớn quá sức, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc dùng giày để “nén” nó vào khuôn khổ và tránh đi giày cao gót. Chủ nhân bàn chân này cũng có thể tiến hành phẫu thuật để giải tỏa nỗi đau.
Các vết chai sần: lực ma sát khi di chuyển khiến các tế bào da ở mặt dưới bàn chân trở nên thô giáp và chai sần. Chúng được hình thành để bảo vệ các tế bào da nhạy cảm phía trong và chỉ hình thành ở những khu vực chịu trọng lượng nhỏ. Dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó làm cho bàn chân trở nên xù xì, thô kệch. Để hạn chế sự xuất hiện của các “hạt ngô” này, bạn nên đi giày có lót một miếng vải nhung mềm hoặc tiến hành một vài thủ thuật nhỏ để cắt bỏ.
Bệnh gút: gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric dẫn đến các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái. Cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên. Cố gắng sử dụng thuốc được kê theo toa bác sĩ để điều trị. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước. Tập thể dục thường xuyên, giữ trọng lượng cơ thể ổn định.
Mụn cóc: bắt nguồn từ những tế bào da khô cứng, phát triển thành chất sừng rồi xuất hiện trên lòng bàn chân. Mụn được hình thành do các loại virus thâm nhập vào khu vực da bị trầy xước. Chúng tấn công ta tại các bể bơi công cộng. Mụn cóc không gây nguy hại cho sức khỏe và dễ dàng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mụn cóc có thể gây nên hiện tượng đau rát. Để loại bỏ những nốt mụn vô duyên này bạn có thể điều trị bằng tia laser, tiểu phẫu.
Nấm chân: nhiễm loại nấm này có thể gây bong tróc, mẩn đỏ, ngứa rát và đôi khi xuất hiện mụn nước rải rác, thậm chí bị lở loét. Tình trạng trên thường xảy ra đối với các vận động viên khi sử dụng bể bơi, phòng thay đồ chung. Nấm sẽ “bám” lấy chân và sinh sôi mạnh khi bạn đi những đôi giày chật và kín mít. Tuy nhiên, chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt bằng các loại kem chống nấm bôi tại chỗ hoặc uống thuốc theo toa.
Nhiễm trùng nấm móng tay: nấm móng xảy ra khi nấm đi vào cơ thể thông qua những vết nứt ở da. Nhiễm loại nấm này khiến móng của bạn trở nên dày, đổi màu và dễ gãy. Nếu không điều trị kịp thời nấm sẽ có cơ hội lây lan từ người này sang người khác và rất khó điều trị dứt điểm. Nó thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp, ấm áp. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi trong các trường hợp nhẹ, tốt nhất là uống thuốc kháng nấm để điều trị tận gốc.
Ngón châm khoằm: hình dạng khoằm xuất hiện do các cơ ở ngón chân bị ép khi đi giày quá chặt. Kiểu ngón chân này thường gây đau rát và muốn xóa tan cơn đau bạn buộc phải tiến hành phẫu thuật để định hình lại ngón.
Móng chân mọc vào trong: bằng cách mọc ngược, ăn sâu vào bên trong, các chất sừng có thể “tiến hóa” thành da trên ngón chân. Kiểu móng “trái khoáy” này làm chân bị sưng đỏ, thậm chí là nhiễm trùng. Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ việc đi giày quá chặt hoặc cắt móng quá ngắn, sát vào khu vực da. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn ngâm chân trong nước ấm, lau sạch rồi nêm một mảnh bông nhỏ xuống dưới góc của móng “ăn” vào trong để nâng nó ra khỏi ra. Tiểu phẫu có thể loại bỏ phiền phức này.
Bàn chân phẳng lì: dù rất hiếm nhưng những người có bàn chân này sẽ gặp rắc rối trong việc chọn giày ưng ý hay đứng quá lâu sẽ gây đau đớn. Thông thường, hình dạng chân trên hình thành do được thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước. Để có thể “đứng vững”, bạn có thể thực hiện các bài tập tăng cường cho chân, chọn giày đi sao cho vừa vặn nhất.
Vết tấy ở gần ngón chân cái: nó thường mọc ngay cạnh ngón chân cái khiến bàn chân trở nên không cân đối và bành ra một bên. Thoạt trông có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng nó có thể mang lại cảm giác đau đớn vô cùng khi bị viêm khớp. Nếu phải chịu đau đớn quá sức, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc dùng giày để “nén” nó vào khuôn khổ và tránh đi giày cao gót. Chủ nhân bàn chân này cũng có thể tiến hành phẫu thuật để giải tỏa nỗi đau.
Các vết chai sần: lực ma sát khi di chuyển khiến các tế bào da ở mặt dưới bàn chân trở nên thô giáp và chai sần. Chúng được hình thành để bảo vệ các tế bào da nhạy cảm phía trong và chỉ hình thành ở những khu vực chịu trọng lượng nhỏ. Dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó làm cho bàn chân trở nên xù xì, thô kệch. Để hạn chế sự xuất hiện của các “hạt ngô” này, bạn nên đi giày có lót một miếng vải nhung mềm hoặc tiến hành một vài thủ thuật nhỏ để cắt bỏ.
Bệnh gút: gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric dẫn đến các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái. Cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên. Cố gắng sử dụng thuốc được kê theo toa bác sĩ để điều trị. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước. Tập thể dục thường xuyên, giữ trọng lượng cơ thể ổn định.
Mụn cóc: bắt nguồn từ những tế bào da khô cứng, phát triển thành chất sừng rồi xuất hiện trên lòng bàn chân. Mụn được hình thành do các loại virus thâm nhập vào khu vực da bị trầy xước. Chúng tấn công ta tại các bể bơi công cộng. Mụn cóc không gây nguy hại cho sức khỏe và dễ dàng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mụn cóc có thể gây nên hiện tượng đau rát. Để loại bỏ những nốt mụn vô duyên này bạn có thể điều trị bằng tia laser, tiểu phẫu.
Nấm chân: nhiễm loại nấm này có thể gây bong tróc, mẩn đỏ, ngứa rát và đôi khi xuất hiện mụn nước rải rác, thậm chí bị lở loét. Tình trạng trên thường xảy ra đối với các vận động viên khi sử dụng bể bơi, phòng thay đồ chung. Nấm sẽ “bám” lấy chân và sinh sôi mạnh khi bạn đi những đôi giày chật và kín mít. Tuy nhiên, chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt bằng các loại kem chống nấm bôi tại chỗ hoặc uống thuốc theo toa.
Nhiễm trùng nấm móng tay: nấm móng xảy ra khi nấm đi vào cơ thể thông qua những vết nứt ở da. Nhiễm loại nấm này khiến móng của bạn trở nên dày, đổi màu và dễ gãy. Nếu không điều trị kịp thời nấm sẽ có cơ hội lây lan từ người này sang người khác và rất khó điều trị dứt điểm. Nó thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp, ấm áp. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi trong các trường hợp nhẹ, tốt nhất là uống thuốc kháng nấm để điều trị tận gốc.
Ngón châm khoằm: hình dạng khoằm xuất hiện do các cơ ở ngón chân bị ép khi đi giày quá chặt. Kiểu ngón chân này thường gây đau rát và muốn xóa tan cơn đau bạn buộc phải tiến hành phẫu thuật để định hình lại ngón.
Móng chân mọc vào trong: bằng cách mọc ngược, ăn sâu vào bên trong, các chất sừng có thể “tiến hóa” thành da trên ngón chân. Kiểu móng “trái khoáy” này làm chân bị sưng đỏ, thậm chí là nhiễm trùng. Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ việc đi giày quá chặt hoặc cắt móng quá ngắn, sát vào khu vực da. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn ngâm chân trong nước ấm, lau sạch rồi nêm một mảnh bông nhỏ xuống dưới góc của móng “ăn” vào trong để nâng nó ra khỏi ra. Tiểu phẫu có thể loại bỏ phiền phức này.
Bàn chân phẳng lì: dù rất hiếm nhưng những người có bàn chân này sẽ gặp rắc rối trong việc chọn giày ưng ý hay đứng quá lâu sẽ gây đau đớn. Thông thường, hình dạng chân trên hình thành do được thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước. Để có thể “đứng vững”, bạn có thể thực hiện các bài tập tăng cường cho chân, chọn giày đi sao cho vừa vặn nhất.