Bạn đã dành rất nhiều thời gian và công sức luyện tập mà vẫn không hiệu quả? Hãy tránh những động tác dưới đây bởi nó không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể khiến bạn bị thương. 1. Tập kéo xuống sau đầu. Chỉ có những người có khớp vai rất di động mới có thể giữ cho xương sống đủ thẳng để làm bài tập này đúng. Động tác này nếu thực hiện sai có thể dẫn đến vai của bạn bị chấn động, tệ hơn, cơ chằng bị rách. Và nếu thanh kéo chạm mặt sau của cổ, nó có thể làm tổn thương đốt sống cổ.Cách kéo an toàn: Kéo thanh tay hướng từ trên xuống, lưng ngửa ra sau một vài độ, tay cầm phải rộng hơn vai, kéo thanh tay xuống trước ngang với xương ức, kéo bả vai xuống cùng nhau. Giữ cơ bụng ổn định. Thanh kéo được đưa lên xuống nhờ các cơ bắp của lưng. 2. Tập tạ sau đầu. Kiểu di chuyển vai này khi bạn nâng tạ lên xuống phía sau đầu, có thể gây ra các vấn đề tương tự như cách tập xô phía sau đầu.Kiểu nâng tạ an toàn hơn: Khi nâng tạ, bạn giữ cho các quả tạ hoặc thanh tạ lên trước mặt. Đứng với trọng lượng không thấp hơn so với xương đòn và giữ cho phần trên cơ thể thẳng đứng. Động tác này cũng có thể thực hiện ngồi. Luôn luôn ngồi thẳng với một dụng cụ hỗ trợ phần lưng, giữ các đường cong tự nhiên ở cột sống, phần lưng trên ép sát vào ghế. 3. Nâng tạ. Không nên kéo tạ hoặc một thanh cáp nặng lên dưới cằm của bạn bởi vì nó có thể nén các dây thần kinh trong khu vực vai và tác động đến vai.Thay vào đó, hãy dang tay ra hai bên, nâng tạ bằng vai của bạn ra phía trước hoặc phía bên của cơ thể. 4. Co duỗi chân sát gối. Từ vị trí ngồi ngả, bạn đẩy đĩa tập lên xuống để vận động các cơ: đầu gối, gân kheo, và dây chằng. Vấn đề xảy ra khi bạn uốn cong chân quá xa - đến một góc 90 độ - có thể gây đau lưng và đầu gối của bạn.Cách di chuyển an toàn: Nếu bạn muốn làm động tác ấn chân khi nằm, giữ cho mông của bạn từ từ quay ra mặt sau của máy, và không uốn cong đầu gối hơn 90 độ. 5. Động tác đứng gánh tạ trên máy. Vấn đề là các thanh trên máy có thể buộc cơ thể vào vị trí nguy hiểm. Thêm vào đó, mọi người có xu hướng đặt bàn chân của họ xa hơn cơ thể khi tập ngồi xổm trên máy.Một lựa chọn an toàn hơn nếu bạn muốn tập động tác này: không cần thiết phải thêm trọng lượng khi làm động tác này, nhưng nếu bạn muốn giữ "phom", có thể thêm trọng lượng khi di chuyển. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, từ từ hạ thấp cơ thể của bạn, lưng thẳng. Di chuyển hông trở lại như thể bạn đang ngồi trong một chiếc ghế. Cố gắng để giữ trọng lượng của bạn trực tiếp trên chân, giữ gót chân trên sàn nhà. Hạ thấp mình để uốn cong 90 độ ở đầu gối. Từ từ trở lại tư thế đứng. 6. Tập sai trên máy tập toàn thân. Tay cầm sai tư thế (co vai về phía trước hoặc nắm tay cầm quá chặt) khiến bạn có thể bị đau cột sống, vai và khuỷu tay.Mẹo tập cho bạn: Không khom nghiêng hoặc tì đè ở vị trí cao như vậy, nó sẽ làm cho bạn bị "treo" chặt trên máy. Cứ tập theo một dáng đi tự nhiên, nắm nhẹ nhàng tay cầm. Nếu bạn muốn tập nặng hơn một chút, hãy giữ nhẹ bằng một tay và di chuyển cánh tay khác, chuyển đổi luôn phiên. 7. Bài tập giảm béo cục bộ. Thật sai lầm khi cho rằng các bài tập tăng cường để giảm mỡ ở một khu vực nhất định - đùi, hông, bụng, hoặc cánh tay. Mặc dù các bài tập có thể giúp cơ bắp săn chắc, nhưng nếu các chỗ bị "phì" vẫn còn lớp béo, những chỗ đó vẫn không khác đi nhiều. Bạn không thể "đánh" chỗ chất béo này riêng ra khỏi cơ thể mình.Cách tốt nhất để thay đổi hình dáng cơ thể của bạn: Bài tập tim mạch sẽ đốt cháy calo, nhưng bạn vẫn phải tập những bài tập tăng cường nếu bạn muốn đốt cháy chất béo. Tăng khối lượng cơ sẽ giúp tăng sự trao đổi chất của bạn, vì vậy bạn nên đốt cháy nhiều calo hơn, ngay cả khi bạn không tập luyện.Bạn có hay đeo thắt lưng? Nhiều người đeo thắt lưng quá thường xuyên. Trừ khi bạn có chấn thương ở lưng hoặc lý do sức khỏe, lao động khác, nếu không hãy hạn chế đeo thắt lưng vì chúng có thể khiến các cơ bụng của bạn bị nhão.
Đi sai giầy. Ngay cả khi bạn đang thực hiện đúng mọi động tác, nỗ lực của bạn cũng có thể bị vứt đi nếu đi giày dép không phù hợp. Những đôi giày không đúng sẽ tăng va đập lên các khớp và có thể dẫn đến chấn thương như viêm gót chân hoặc viêm gân.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên chọn từng loại giày phù hợp với chân và mỗi hoạt động cụ thể của bạn. Bạn nên mua giày tại các cửa hàng chuyên về giày thể thao, nơi bạn có thể tìm lời khuyên từ một nhân viên bán hàng có hiểu biết. Và đừng quên để thay thế đôi giày của bạn khi chúng đã có dấu hiệu bị mòn.
Bạn đã dành rất nhiều thời gian và công sức luyện tập mà vẫn không hiệu quả? Hãy tránh những động tác dưới đây bởi nó không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể khiến bạn bị thương.
1. Tập kéo xuống sau đầu. Chỉ có những người có khớp vai rất di động mới có thể giữ cho xương sống đủ thẳng để làm bài tập này đúng. Động tác này nếu thực hiện sai có thể dẫn đến vai của bạn bị chấn động, tệ hơn, cơ chằng bị rách. Và nếu thanh kéo chạm mặt sau của cổ, nó có thể làm tổn thương đốt sống cổ.
Cách kéo an toàn: Kéo thanh tay hướng từ trên xuống, lưng ngửa ra sau một vài độ, tay cầm phải rộng hơn vai, kéo thanh tay xuống trước ngang với xương ức, kéo bả vai xuống cùng nhau. Giữ cơ bụng ổn định. Thanh kéo được đưa lên xuống nhờ các cơ bắp của lưng.
2. Tập tạ sau đầu. Kiểu di chuyển vai này khi bạn nâng tạ lên xuống phía sau đầu, có thể gây ra các vấn đề tương tự như cách tập xô phía sau đầu.
Kiểu nâng tạ an toàn hơn: Khi nâng tạ, bạn giữ cho các quả tạ hoặc thanh tạ lên trước mặt. Đứng với trọng lượng không thấp hơn so với xương đòn và giữ cho phần trên cơ thể thẳng đứng. Động tác này cũng có thể thực hiện ngồi. Luôn luôn ngồi thẳng với một dụng cụ hỗ trợ phần lưng, giữ các đường cong tự nhiên ở cột sống, phần lưng trên ép sát vào ghế.
3. Nâng tạ. Không nên kéo tạ hoặc một thanh cáp nặng lên dưới cằm của bạn bởi vì nó có thể nén các dây thần kinh trong khu vực vai và tác động đến vai.
Thay vào đó, hãy dang tay ra hai bên, nâng tạ bằng vai của bạn ra phía trước hoặc phía bên của cơ thể.
4. Co duỗi chân sát gối. Từ vị trí ngồi ngả, bạn đẩy đĩa tập lên xuống để vận động các cơ: đầu gối, gân kheo, và dây chằng. Vấn đề xảy ra khi bạn uốn cong chân quá xa - đến một góc 90 độ - có thể gây đau lưng và đầu gối của bạn.
Cách di chuyển an toàn: Nếu bạn muốn làm động tác ấn chân khi nằm, giữ cho mông của bạn từ từ quay ra mặt sau của máy, và không uốn cong đầu gối hơn 90 độ.
5. Động tác đứng gánh tạ trên máy. Vấn đề là các thanh trên máy có thể buộc cơ thể vào vị trí nguy hiểm. Thêm vào đó, mọi người có xu hướng đặt bàn chân của họ xa hơn cơ thể khi tập ngồi xổm trên máy.
Một lựa chọn an toàn hơn nếu bạn muốn tập động tác này: không cần thiết phải thêm trọng lượng khi làm động tác này, nhưng nếu bạn muốn giữ "phom", có thể thêm trọng lượng khi di chuyển. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, từ từ hạ thấp cơ thể của bạn, lưng thẳng. Di chuyển hông trở lại như thể bạn đang ngồi trong một chiếc ghế. Cố gắng để giữ trọng lượng của bạn trực tiếp trên chân, giữ gót chân trên sàn nhà. Hạ thấp mình để uốn cong 90 độ ở đầu gối. Từ từ trở lại tư thế đứng.
6. Tập sai trên máy tập toàn thân. Tay cầm sai tư thế (co vai về phía trước hoặc nắm tay cầm quá chặt) khiến bạn có thể bị đau cột sống, vai và khuỷu tay.
Mẹo tập cho bạn: Không khom nghiêng hoặc tì đè ở vị trí cao như vậy, nó sẽ làm cho bạn bị "treo" chặt trên máy. Cứ tập theo một dáng đi tự nhiên, nắm nhẹ nhàng tay cầm. Nếu bạn muốn tập nặng hơn một chút, hãy giữ nhẹ bằng một tay và di chuyển cánh tay khác, chuyển đổi luôn phiên.
7. Bài tập giảm béo cục bộ. Thật sai lầm khi cho rằng các bài tập tăng cường để giảm mỡ ở một khu vực nhất định - đùi, hông, bụng, hoặc cánh tay. Mặc dù các bài tập có thể giúp cơ bắp săn chắc, nhưng nếu các chỗ bị "phì" vẫn còn lớp béo, những chỗ đó vẫn không khác đi nhiều. Bạn không thể "đánh" chỗ chất béo này riêng ra khỏi cơ thể mình.
Cách tốt nhất để thay đổi hình dáng cơ thể của bạn: Bài tập tim mạch sẽ đốt cháy calo, nhưng bạn vẫn phải tập những bài tập tăng cường nếu bạn muốn đốt cháy chất béo. Tăng khối lượng cơ sẽ giúp tăng sự trao đổi chất của bạn, vì vậy bạn nên đốt cháy nhiều calo hơn, ngay cả khi bạn không tập luyện.
Bạn có hay đeo thắt lưng? Nhiều người đeo thắt lưng quá thường xuyên. Trừ khi bạn có chấn thương ở lưng hoặc lý do sức khỏe, lao động khác, nếu không hãy hạn chế đeo thắt lưng vì chúng có thể khiến các cơ bụng của bạn bị nhão.
Đi sai giầy. Ngay cả khi bạn đang thực hiện đúng mọi động tác, nỗ lực của bạn cũng có thể bị vứt đi nếu đi giày dép không phù hợp. Những đôi giày không đúng sẽ tăng va đập lên các khớp và có thể dẫn đến chấn thương như viêm gót chân hoặc viêm gân.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên chọn từng loại giày phù hợp với chân và mỗi hoạt động cụ thể của bạn. Bạn nên mua giày tại các cửa hàng chuyên về giày thể thao, nơi bạn có thể tìm lời khuyên từ một nhân viên bán hàng có hiểu biết. Và đừng quên để thay thế đôi giày của bạn khi chúng đã có dấu hiệu bị mòn.