Kim cúc: Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng - cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều...Lan phi điệp: Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.
Hoa ngọc lan: Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.
Hoa mẫu đơn: Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu.Hoa đỗ quyên: Vị chua ngọt, tính ấm, sắc nước ấm, sắc nước uống có tác dụng trị nôn ra máu, chảy máu mũi. Hoa đỗ quyên trắng hầm với móng giò lợn, chữa chứng ra khí hư…Hoa Ngâu: Đây là loại hoa màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8. Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc. Hoa ngâu chữa được các bệnh như: Chữa tăng huyết áp; Chữa chứng bế kinh; Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn; Chữa chứng say rượu …Hoa bèo tây: Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.Hoa hồng: Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời. Hoa quỳnh: Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần. Hoa kim ngân: Hoa kim ngân là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc...Hoa đào: Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Hoa gạo: Theo Đông y hoa gạo có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình, có công hiệu làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết nên được sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt. Dược liệu được thu hoạch từ những bông hoa gạo lành lặn đem sấy khô bằng lửa nhỏ hay phơi khô dưới nắng nhẹ cất đi sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh. Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể. Cụm hoa hướng dương chữa tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú, thở khò khè. Ngày dùng 30-90g, sắc uống.Hoa khế: Hoa có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị.
Kim cúc: Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng - cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều...
Lan phi điệp: Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.
Hoa ngọc lan: Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.
Hoa mẫu đơn: Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu.
Hoa đỗ quyên: Vị chua ngọt, tính ấm, sắc nước ấm, sắc nước uống có tác dụng trị nôn ra máu, chảy máu mũi. Hoa đỗ quyên trắng hầm với móng giò lợn, chữa chứng ra khí hư…
Hoa Ngâu: Đây là loại hoa màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8. Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát.
Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc. Hoa ngâu chữa được các bệnh như: Chữa tăng huyết áp; Chữa chứng bế kinh; Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn; Chữa chứng say rượu …
Hoa bèo tây: Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
Hoa hồng: Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.
Hoa quỳnh: Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.
Hoa kim ngân: Hoa kim ngân là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc...
Hoa đào: Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…
Hoa gạo: Theo Đông y hoa gạo có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình, có công hiệu làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết nên được sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt. Dược liệu được thu hoạch từ những bông hoa gạo lành lặn đem sấy khô bằng lửa nhỏ hay phơi khô dưới nắng nhẹ cất đi sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh.
Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể. Cụm hoa hướng dương chữa tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú, thở khò khè. Ngày dùng 30-90g, sắc uống.
Hoa khế: Hoa có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị.