Ebola – con đường tắt dẫn đến cái chết. Ebola là nỗi kinh hoàng của những người sống trong tâm dịch . Họ lo lắng cho tính mạng của mình bởi loại vi rút này dễ lây lan, chưa có vắc xin phòng và thuốc đặc trị. Trong khi số người mắc Ebola ngày càng tăng thì số lượng nhân viên y tế cũng như các cơ sở tiếp nhận bệnh nhân vẫn vô cùng khiêm tốn.Từ thực tế này ngày 15/9/2014, tổng thống Mỹ Obama cam kết cử 3.000 nhân viên tới Liberia, Guinea, Sierra Leone - 3 nước chịu sự hoành hành khủng khiếp nhất của đại dịch. Ngày 20/9/2014, cựu tổng thống Bill Clinton tiếp tục gửi lô thiết bị y tế, găng tay, áo choàng từ New York tới Tây Phi. Đây được xem là lần hỗ trợ lớn nhất kể từ khi dịch bùng phát.
71% trường hợp mắc Ebola tử vong. Mắc vi rút Ebola đồng nghĩa với việc đối mặt với tử thần. Thống kê cho thấy, 71% trường hợp mắc bệnh tử vong sau đó.
Đáng báo động, không chỉ người dân thiếu thông tin, khoảng 54,2% lượng nhân viên y tế nhiễm vi rút phải bỏ mạng vì Ebola dù trước đó có sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, áo choàng, thuốc khử trùng.
Theo WHO, hiện có 5.843 trường hợp mắc bệnh, 2.803 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, CDC dự đoán con số thực tế phải cao hơn ít nhất 2,5 lần.
Vẫn theo CDC, chỉ trong vòng 15 ngày, lượng người mắc Ebola có thể tăng gấp đôi.
Khi tấn công cơ thể, Ebola chỉ cần 21 ngày sẽ dễ dàng hạ gục, cướp đi tính mạng của người bệnh.
Nhiều trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu sức khỏe bất thường nào cho đến khi phát bệnh. Những trường hợp này cơ hội được phát hiện và qua khỏi là khá thấp. Tính đến tháng 3/2014, quy mô người nhiễm Ebola lớn gấp 8 lần so với lúc ban đầu xuất hiện. Tính đến tháng 9/2014, lượng người nhiễm vi rút bằng tổng các ca nhiễm và chết vì Ebola tất cả các đợt dịch trước cộng lại.
Theo WHO, cần một lượng lớn nhân viên y tế để có thể đánh bại đại dịch. Ước tính, cần khoảng 20.000 nhân viên y tế trong nước và 1.000 tình nguyện viên bên ngoài mới đủ để hỗ trợ bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola.
Ebola – con đường tắt dẫn đến cái chết. Ebola là nỗi kinh hoàng của những người sống trong tâm dịch . Họ lo lắng cho tính mạng của mình bởi loại vi rút này dễ lây lan, chưa có vắc xin phòng và thuốc đặc trị. Trong khi số người mắc Ebola ngày càng tăng thì số lượng nhân viên y tế cũng như các cơ sở tiếp nhận bệnh nhân vẫn vô cùng khiêm tốn.
Từ thực tế này ngày 15/9/2014, tổng thống Mỹ Obama cam kết cử 3.000 nhân viên tới Liberia, Guinea, Sierra Leone - 3 nước chịu sự hoành hành khủng khiếp nhất của đại dịch. Ngày 20/9/2014, cựu tổng thống Bill Clinton tiếp tục gửi lô thiết bị y tế, găng tay, áo choàng từ New York tới Tây Phi. Đây được xem là lần hỗ trợ lớn nhất kể từ khi dịch bùng phát.
71% trường hợp mắc Ebola tử vong. Mắc vi rút Ebola đồng nghĩa với việc đối mặt với tử thần. Thống kê cho thấy, 71% trường hợp mắc bệnh tử vong sau đó.
Đáng báo động, không chỉ người dân thiếu thông tin, khoảng 54,2% lượng nhân viên y tế nhiễm vi rút phải bỏ mạng vì Ebola dù trước đó có sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, áo choàng, thuốc khử trùng.
Theo WHO, hiện có 5.843 trường hợp mắc bệnh, 2.803 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, CDC dự đoán con số thực tế phải cao hơn ít nhất 2,5 lần.
Vẫn theo CDC, chỉ trong vòng 15 ngày, lượng người mắc Ebola có thể tăng gấp đôi.
Khi tấn công cơ thể, Ebola chỉ cần 21 ngày sẽ dễ dàng hạ gục, cướp đi tính mạng của người bệnh.
Nhiều trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu sức khỏe bất thường nào cho đến khi phát bệnh. Những trường hợp này cơ hội được phát hiện và qua khỏi là khá thấp.
Tính đến tháng 3/2014, quy mô người nhiễm Ebola lớn gấp 8 lần so với lúc ban đầu xuất hiện. Tính đến tháng 9/2014, lượng người nhiễm vi rút bằng tổng các ca nhiễm và chết vì Ebola tất cả các đợt dịch trước cộng lại.
Theo WHO, cần một lượng lớn nhân viên y tế để có thể đánh bại đại dịch. Ước tính, cần khoảng 20.000 nhân viên y tế trong nước và 1.000 tình nguyện viên bên ngoài mới đủ để hỗ trợ bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola.