Nguy cơ phơi nhiễm HIV được xác định khi bị vật nhọn dính máu người bệnh đâm phải; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh đâm vào; máu – chất dịch từ cơ thể người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (do viêm loét, chàm, bỏng từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng). Nếu bị vật nhọn dính máu người nhiễm HIV đâm, bạn cần bình tĩnh lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, cầm máu rồi rửa vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút. Tiếp đó, lau khô; sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc. Tuyệt đối không cố nặn máu ra bởi cách này dễ khiến vi rút gây bệnh càng dễ thâm nhập vào cơ thể.Trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa vị trí này liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút. Khi làm sạch, lưu ý liên tục chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Còn lại, nếu bị máu bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch khoảng 5 phút.Nhìn chung, bạn có nguy cơ phơi nhiễm khi tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu; tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải; máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước. Trường hợp, máu và dịch của người bệnh bắn vào vùng da lành, cơ thể bạn khó có khả năng phơi nhiễm.
Một khi xét có khả năng lây nhiễm HIV, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc PEP. Thuốc có tác dụng kháng vi rút HIV và có tác dụng tốt nhất trong vài giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm (hiệu quả bảo vệ lên đến 90 – 95%), kéo dài trong khoảng 72 giờ sau đó. Có thể nói, PEP khá an toàn song không ít người từng đối diện với các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn chóng mặt.
Nếu được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống thuốc kháng ARV trong vòng 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không. Quá trình dùng thuốc kháng ARV dễ mang lại tác động không tốt đến cơ thể. Do vậy trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.Đặc biệt lưu ý, người bị phơi nhiễm dễ dàng lây truyền vi rút HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Song song với việc đề phòng nhiễm vi rút HIV, bạn cũng cần dự phòng các trường hợp nhiễm viêm gan B, C. Thực tế, tỷ lệ nhiễm hai loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.
Nguy cơ phơi nhiễm HIV được xác định khi bị vật nhọn dính máu người bệnh đâm phải; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh đâm vào; máu – chất dịch từ cơ thể người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (do viêm loét, chàm, bỏng từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Nếu bị vật nhọn dính máu người nhiễm HIV đâm, bạn cần bình tĩnh lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, cầm máu rồi rửa vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút. Tiếp đó, lau khô; sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc. Tuyệt đối không cố nặn máu ra bởi cách này dễ khiến vi rút gây bệnh càng dễ thâm nhập vào cơ thể.
Trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa vị trí này liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút. Khi làm sạch, lưu ý liên tục chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Còn lại, nếu bị máu bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch khoảng 5 phút.
Nhìn chung, bạn có nguy cơ phơi nhiễm khi tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu; tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải; máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước. Trường hợp, máu và dịch của người bệnh bắn vào vùng da lành, cơ thể bạn khó có khả năng phơi nhiễm.
Một khi xét có khả năng lây nhiễm HIV, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc PEP. Thuốc có tác dụng kháng vi rút HIV và có tác dụng tốt nhất trong vài giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm (hiệu quả bảo vệ lên đến 90 – 95%), kéo dài trong khoảng 72 giờ sau đó. Có thể nói, PEP khá an toàn song không ít người từng đối diện với các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn chóng mặt.
Nếu được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống thuốc kháng ARV trong vòng 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không. Quá trình dùng thuốc kháng ARV dễ mang lại tác động không tốt đến cơ thể. Do vậy trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt lưu ý, người bị phơi nhiễm dễ dàng lây truyền vi rút HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Song song với việc đề phòng nhiễm vi rút HIV, bạn cũng cần dự phòng các trường hợp nhiễm viêm gan B, C. Thực tế, tỷ lệ nhiễm hai loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.