Làng nhiễm độc chì Đông Mai (nằm trên địa bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) trước đây có trên 100 gia đình làm nghề tái chế chì từ các loại ắc quy phế liệu. Hiện nay, ngôi làng này chỉ còn 13 hộ dân hành nghề nguy hiểm trên nhưng tình trạng nhiễm độc chì vẫn rất đáng lo ngại.Tháng 12/2014, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế đã kiểm tra và phát hiện nước tại các kênh và rãnh thoát nước ở làng tái chế chì Đông Mai có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần.Không khí tại cộng đồng và nơi tái chế chì đều có hàm lượng chì cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.Đất tại hộ gia đình và đất vườn trong làng có hàm lượng chì cao hơn 10-16 lần giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.Các loại rau trồng tại làng tái chế chì đều nhiễm độc chì. Thậm chí, lượng chì nhiễm trong rau còn cao hơn giới hạn cho phép 1,3 lần so với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.Khủng khiếp hơn nữa, trong số 317 trẻ em của làng được xét nghiệm thì có tới 207 em bị ngộ độc chì và nhiễm độc chì trong máu.Nguyên nhân khiến đất, nước, con người, không khí thức ăn tại làng Đông Mai bị nhiễm độc chì chính là từ nghề mưu sinh mà cả làng chọn để làm hàng chục năm nay.Tại một xưởng tái chế chì, hàng trăm chiếc ắc quy nằm la liệt, nền đất đen sì vì bột chì.Những tấm chì sau khi tái chế được xếp thành từng chồng. Để làm ra những tấm chì này thì cần hàng ngàn chiếc ắc quy cũ độc hại.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra một lò nấu chì. Sau cuộc kiểm tra này, Bộ Y tế đã yêu cầu di dời ngay 13 hộ dân làm nghề tái chế chì còn lại ra khỏi thôn Đông Mai.
Làng nhiễm độc chì Đông Mai (nằm trên địa bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) trước đây có trên 100 gia đình làm nghề tái chế chì từ các loại ắc quy phế liệu. Hiện nay, ngôi làng này chỉ còn 13 hộ dân hành nghề nguy hiểm trên nhưng tình trạng nhiễm độc chì vẫn rất đáng lo ngại.
Tháng 12/2014, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế đã kiểm tra và phát hiện nước tại các kênh và rãnh thoát nước ở làng tái chế chì Đông Mai có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần.
Không khí tại cộng đồng và nơi tái chế chì đều có hàm lượng chì cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Đất tại hộ gia đình và đất vườn trong làng có hàm lượng chì cao hơn 10-16 lần giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
Các loại rau trồng tại làng tái chế chì đều nhiễm độc chì. Thậm chí, lượng chì nhiễm trong rau còn cao hơn giới hạn cho phép 1,3 lần so với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Khủng khiếp hơn nữa, trong số 317 trẻ em của làng được xét nghiệm thì có tới 207 em bị ngộ độc chì và nhiễm độc chì trong máu.
Nguyên nhân khiến đất, nước, con người, không khí thức ăn tại làng Đông Mai bị nhiễm độc chì chính là từ nghề mưu sinh mà cả làng chọn để làm hàng chục năm nay.
Tại một xưởng tái chế chì, hàng trăm chiếc ắc quy nằm la liệt, nền đất đen sì vì bột chì.
Những tấm chì sau khi tái chế được xếp thành từng chồng. Để làm ra những tấm chì này thì cần hàng ngàn chiếc ắc quy cũ độc hại.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra một lò nấu chì. Sau cuộc kiểm tra này, Bộ Y tế đã yêu cầu di dời ngay 13 hộ dân làm nghề tái chế chì còn lại ra khỏi thôn Đông Mai.