Phân loại thực phẩm. Không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản chung với nhau. Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.Thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín cần cất vào những hộp riêng có nắp đậy kín, để ở những ngăn khác nhau. Tránh để mở thực phẩm tươi sống ở gần thực phẩm đã xử lý.Các loại rau trái và hoa quả cũng cần lưu ý. Không nên bảo quản chúng chung với nhau. Nếu một trong hai loại bị hỏng thì rất dễ gây hư hại loại bên cạnh. Thêm nữa, hoa quả thuộc nhóm sản sinh ra khí ethylene, khí này có tác dụng làm màu chín rau xanh, do vậy nếu để lẫn thì sẽ khiến rau mau vàng lá và thối.Không phải thực phẩm nào cũng bảo quản trong tủ lạnh. Bánh chưng, bánh tét, đồ nếp không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì sẽ bị hiện tượng “lại gạo” nên bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thường. Lạp xưởng được khuyên là không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì việc làm mát quá khiến cho mỡ trong lạp xưởng đóng băng, khi ăn sẽ không ngon. Có thể bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc nơi khô thoáng ở tủ bếp.Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt...) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.
Phân loại thực phẩm. Không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản chung với nhau. Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín cần cất vào những hộp riêng có nắp đậy kín, để ở những ngăn khác nhau. Tránh để mở thực phẩm tươi sống ở gần thực phẩm đã xử lý.
Các loại rau trái và hoa quả cũng cần lưu ý. Không nên bảo quản chúng chung với nhau. Nếu một trong hai loại bị hỏng thì rất dễ gây hư hại loại bên cạnh. Thêm nữa, hoa quả thuộc nhóm sản sinh ra khí ethylene, khí này có tác dụng làm màu chín rau xanh, do vậy nếu để lẫn thì sẽ khiến rau mau vàng lá và thối.
Không phải thực phẩm nào cũng bảo quản trong tủ lạnh. Bánh chưng, bánh tét, đồ nếp không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì sẽ bị hiện tượng “lại gạo” nên bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thường. Lạp xưởng được khuyên là không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì việc làm mát quá khiến cho mỡ trong lạp xưởng đóng băng, khi ăn sẽ không ngon. Có thể bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc nơi khô thoáng ở tủ bếp.
Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.
Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt...) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.