Với tất cả các loại bệnh, việc nhận diện sớm, tiến hành điều trị kết hợp luyện tập bổ trợ một cách khoa học đều mang lại hiệu quả khả quan, tránh những biến chứng nặng nề.
Đặc biệt, khi bị suy tủy, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu dai dẳng, sốt nhẹ, xuất huyết da niêm mạc… Vì lý do này, không ít người từ chối vận động bởi lo ngại các bài tập dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất sức hơn.
Thực tế, luyện tập phù hợp, theo chỉ dẫn của bác sĩ không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn giúp tăng cường thể chất. Bên cạnh đó, thể dục còn giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng tới 40 - 50%, khiến bệnh nhân ngủ sâu hơn.
Muốn nhận được lợi ích từ tập luyện, điều tiên quyết là lựa chọn được bài tập phù hợp. Tùy thuộc tình hình sức khỏe và tuổi tác, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm tìm được bài tập phù hợp.
Nhìn chung, bệnh nhân suy tủy cần tránh các hoạt động đòi hỏi sức lực, các môn thể thao có cường độ mạnh. Lúc này, bạn có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại quanh giường bệnh, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
Tuyệt đối không thực hiện những động tác khiến bạn phải gập mình, cúi xuống thấp.
Thời gian luyện tập cũng không cố định, tùy thuộc vào cảm nhận của người bệnh. Nếu cảm thấy đuối sức cần dừng lại để nghỉ ngơi, không nhất thiết phải kéo dài.
Những thời điểm được khuyến khích cho việc tập luyện gồm sau bữa ăn nhẹ buổi sáng, trước khi ăn trưa, sau khi ngủ trưa và trước khi ăn tối. Lưu ý, chỉ thực hiện những động tác nhẹ nhành, mức độ vừa phải.
Khi luyện tập cần mặc quần áo chất liệu mềm mại, đủ rộng, uống đủ nước. Nên khởi động nhẹ nhàng bằng cách đung đưa cánh tay, xoay chân rồi mới thực hiện bài tập.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân suy tủy cần kiêng rượu, rửa tay thường xuyên nhằm tránh nhiễm trùng, duy trì chế độ giàu protein, hạn chế cạo râu, lông mọc ở vùng tay và chân.
Với tất cả các loại bệnh, việc nhận diện sớm, tiến hành điều trị kết hợp luyện tập bổ trợ một cách khoa học đều mang lại hiệu quả khả quan, tránh những biến chứng nặng nề.
Đặc biệt, khi bị suy tủy, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu dai dẳng, sốt nhẹ, xuất huyết da niêm mạc… Vì lý do này, không ít người từ chối vận động bởi lo ngại các bài tập dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất sức hơn.
Thực tế, luyện tập phù hợp, theo chỉ dẫn của bác sĩ không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn giúp tăng cường thể chất. Bên cạnh đó, thể dục còn giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng tới 40 - 50%, khiến bệnh nhân ngủ sâu hơn.
Muốn nhận được lợi ích từ tập luyện, điều tiên quyết là lựa chọn được bài tập phù hợp. Tùy thuộc tình hình sức khỏe và tuổi tác, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm tìm được bài tập phù hợp.
Nhìn chung, bệnh nhân suy tủy cần tránh các hoạt động đòi hỏi sức lực, các môn thể thao có cường độ mạnh. Lúc này, bạn có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại quanh giường bệnh, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
Tuyệt đối không thực hiện những động tác khiến bạn phải gập mình, cúi xuống thấp.
Thời gian luyện tập cũng không cố định, tùy thuộc vào cảm nhận của người bệnh. Nếu cảm thấy đuối sức cần dừng lại để nghỉ ngơi, không nhất thiết phải kéo dài.
Những thời điểm được khuyến khích cho việc tập luyện gồm sau bữa ăn nhẹ buổi sáng, trước khi ăn trưa, sau khi ngủ trưa và trước khi ăn tối. Lưu ý, chỉ thực hiện những động tác nhẹ nhành, mức độ vừa phải.
Khi luyện tập cần mặc quần áo chất liệu mềm mại, đủ rộng, uống đủ nước. Nên khởi động nhẹ nhàng bằng cách đung đưa cánh tay, xoay chân rồi mới thực hiện bài tập.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân suy tủy cần kiêng rượu, rửa tay thường xuyên nhằm tránh nhiễm trùng, duy trì chế độ giàu protein, hạn chế cạo râu, lông mọc ở vùng tay và chân.