Sáng 5/5, BS Trương Dương Tiển, Phó khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết công nghệ hồi sinh người sắp chết - ECMO là kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, áp dụng cho những bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng và suy tim cấp do virus mà thở máy thông thường không cải thiện và có nguy cơ tử vong nhưng có khả năng phục hồi.Một bệnh nhân được bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO. Ảnh: Duy Tính.Với nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim phổi nhân tạo, mục tiêu của ECMO là tạo thời gian cho tim và/hoặc phổi được nghỉ ngơi và hồi phục, giảm được chấn thương áp lực và ngộ độc oxy ở phổi.Các bác sĩ cho biết, khi áp dụng kỹ thuật ECMO, máu của người bệnh được rút ra khỏi cơ thể từ một tĩnh mạch lớn và cho chạy qua một màng lọc có chức năng giống như lá phổi, sẽ cho máu gắn kết với oxy. Sau đó máu sẽ được đưa trở lại cơ thể.Sơ đồ diễn tả màng trao đổi oxy (oxygenator) cho thấy sự di chuyển của khí lưu thông (sweep gas) và máu theo hai hướng ngược nhau. Hình ảnh ở bên phải cho thấy màng trao đổi oxy hiện đại được cấu tạo bởi hàng ngàn các sợi rỗng cho phép hồng cầu đi vào để tiếp xúc gần với khí lưu thông.Ống thông của kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch-tĩnh mạch trên 2 tĩnh mạch chủ. Máu được rút ra từ cả hai tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên và máu trở về tâm nhĩ phải.ECMO có 2 mode cơ bản là ECMO tĩnh mạch – động mạch (Venoarterial – VA ECMO...và ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch (Venovenous – VV ECMO).Những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng và viêm cơ tim cấp nếu áp dụng phương pháp truyền thống nguy cơ tử vong hầu như 100%. ECMO được xem là biện pháp cứu cánh cuối cùng trong điều trị và hồi sức cấp cứu đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Chi phí một màng lọc hiện nay khoảng 85 triệu đồng, sử dụng trong khoảng 14 ngày.Từ năm 2011, Bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng kỹ thuật ECMO, ghi nhận tỉ lệ cứu sống 75% bệnh nhân đối với trường hợp suy hô hấp cấp và 67% đối với bệnh nhân viêm cơ tim cấp. Đây cũng là kỹ thuật cao nhất và tương đối phức tạp trong hồi sức cấp cứu, đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của những bác sĩ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được. Hiện ở khu vực phía Nam chỉ có Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng thực hiện kỹ thuật này. Ảnh: Minh Phúc.
Sáng 5/5, BS Trương Dương Tiển, Phó khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết công nghệ hồi sinh người sắp chết - ECMO là kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, áp dụng cho những bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng và suy tim cấp do virus mà thở máy thông thường không cải thiện và có nguy cơ tử vong nhưng có khả năng phục hồi.
Một bệnh nhân được bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO. Ảnh: Duy Tính.
Với nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim phổi nhân tạo, mục tiêu của ECMO là tạo thời gian cho tim và/hoặc phổi được nghỉ ngơi và hồi phục, giảm được chấn thương áp lực và ngộ độc oxy ở phổi.
Các bác sĩ cho biết, khi áp dụng kỹ thuật ECMO, máu của người bệnh được rút ra khỏi cơ thể từ một tĩnh mạch lớn và cho chạy qua một màng lọc có chức năng giống như lá phổi, sẽ cho máu gắn kết với oxy. Sau đó máu sẽ được đưa trở lại cơ thể.
Sơ đồ diễn tả màng trao đổi oxy (oxygenator) cho thấy sự di chuyển của khí lưu thông (sweep gas) và máu theo hai hướng ngược nhau. Hình ảnh ở bên phải cho thấy màng trao đổi oxy hiện đại được cấu tạo bởi hàng ngàn các sợi rỗng cho phép hồng cầu đi vào để tiếp xúc gần với khí lưu thông.
Ống thông của kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch-tĩnh mạch trên 2 tĩnh mạch chủ. Máu được rút ra từ cả hai tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên và máu trở về tâm nhĩ phải.
ECMO có 2 mode cơ bản là ECMO tĩnh mạch – động mạch (Venoarterial – VA ECMO
...và ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch (Venovenous – VV ECMO).
Những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng và viêm cơ tim cấp nếu áp dụng phương pháp truyền thống nguy cơ tử vong hầu như 100%. ECMO được xem là biện pháp cứu cánh cuối cùng trong điều trị và hồi sức cấp cứu đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Chi phí một màng lọc hiện nay khoảng 85 triệu đồng, sử dụng trong khoảng 14 ngày.
Từ năm 2011, Bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng kỹ thuật ECMO, ghi nhận tỉ lệ cứu sống 75% bệnh nhân đối với trường hợp suy hô hấp cấp và 67% đối với bệnh nhân viêm cơ tim cấp. Đây cũng là kỹ thuật cao nhất và tương đối phức tạp trong hồi sức cấp cứu, đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của những bác sĩ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được. Hiện ở khu vực phía Nam chỉ có Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng thực hiện kỹ thuật này. Ảnh: Minh Phúc.