1. Uống nước ấm. Hầu hết chúng ta thường đấu tranh với việc uống nước trong những tháng mùa đông lạnh vì không có cái lạnh như mùa hè nhắc nhở bạn phải uống nước. Nên nhớ, mùa nào cơ thể cùng cần có nước để đảm bảo cho các hoạt động, bạn có thể uống nước ấm hoặc trà thảo dược, nước chanh sẽ giữ ấm cho bạn từ trong ra ngoài. 2. Uống men vi sinh vào mỗi sáng. Thời tiết lạnh rất dễ bắt cảm cúm, vậy nên hãy hạn chế ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng bằng cách bổ sung probiotic vào mỗi sáng hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung probiotic trong nhiều hình thức như sữa chua, nấm sữa kefir hay bánh mì chua.3. Thay đổi thói quen tập thể dục.Thật khó khăn để bước khỏi giường tập thể dục. Hãy tham gia một lớp yoga trong nhà hay tìm kiếm một con đường đẹp đẽ để chạy ngoài trời sẽ tạo cảm hứng cho bạn trong mùa đông lạnh lẽo này. 4. Ăn nhiều thực phẩm có tính nhiệt. Những loại như dưa chuột, dưa hấu hay rau diếp là tảng băng lạnh đánh vào cơ thể bạn, là kẻ thù khi thời tiết chuyển lạnh. Hãy chuyển sang thực phẩm có tính nhiệt như rau cải, tỏi, ớt hay khoai lang, rau chân vịt, ngũ cốc… sẽ làm ấm bụng và giúp bạn hấp thụ được dinh dưỡng nhiều hơn vào cơ thể. 5. Luôn mở cửa sổ. Bệnh rối loạn theo mùa (SAD) là một vấn đề lớn của rất nhiều người khi họ luôn cảm thấy những ngày đông ảm đạm làm tâm trạng mình chán nản và không thoải mái. Để mình không rơi vào trạng thái này, bạn nên tạo cơ hội cho mình tiếp xúc ánh sáng và không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt. Không có cơ hội ra ngoài thì hãy mở tung cửa sổ, kéo rèm hoặc dành thời gian đi dạo vào buổi tối. 6. Đi bộ để tập thể dục. Nếu vẫn không thể tập thể dục trong thời tiết giá lạnh, hãy đi bộ khi bạn đi mua sắm, đi chợ hay đơn giản là leo cầu thang bộ. Thậm chí nếu thói quen này chỉ cần 10 phút đi bộ mỗi ngày, 70 phút mỗi tuần là đã được một nửa thời gian các chuyên gia thể thao yêu cầu. 7. Mặc ấm cho mùa đông. Bạn nên mặc quần áo đủ ấm, và luôn giữ ấm cho đôi tay và đôi chân. Giữ ấm đôi tay và đôi chân sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi lạnh hoặc các bệnh trong mùa đông. 8. Bổ sung vitamin D và chất chống oxy hóa. Trong mùa đông, chất chống oxy hóa sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như bí ngô, khoai tây... Mùa đông cũng có rất ít ánh nắng mặt trời. Vì vậy hãy bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống để tránh thiếu vitamin.
1. Uống nước ấm. Hầu hết chúng ta thường đấu tranh với việc uống nước trong những tháng mùa đông lạnh vì không có cái lạnh như mùa hè nhắc nhở bạn phải uống nước. Nên nhớ, mùa nào cơ thể cùng cần có nước để đảm bảo cho các hoạt động, bạn có thể uống nước ấm hoặc trà thảo dược, nước chanh sẽ giữ ấm cho bạn từ trong ra ngoài.
2. Uống men vi sinh vào mỗi sáng. Thời tiết lạnh rất dễ bắt cảm cúm, vậy nên hãy hạn chế ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng bằng cách bổ sung probiotic vào mỗi sáng hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung probiotic trong nhiều hình thức như sữa chua, nấm sữa kefir hay bánh mì chua.
3. Thay đổi thói quen tập thể dục.Thật khó khăn để bước khỏi giường tập thể dục. Hãy tham gia một lớp yoga trong nhà hay tìm kiếm một con đường đẹp đẽ để chạy ngoài trời sẽ tạo cảm hứng cho bạn trong mùa đông lạnh lẽo này.
4. Ăn nhiều thực phẩm có tính nhiệt. Những loại như dưa chuột, dưa hấu hay rau diếp là tảng băng lạnh đánh vào cơ thể bạn, là kẻ thù khi thời tiết chuyển lạnh. Hãy chuyển sang thực phẩm có tính nhiệt như rau cải, tỏi, ớt hay khoai lang, rau chân vịt, ngũ cốc… sẽ làm ấm bụng và giúp bạn hấp thụ được dinh dưỡng nhiều hơn vào cơ thể.
5. Luôn mở cửa sổ. Bệnh rối loạn theo mùa (SAD) là một vấn đề lớn của rất nhiều người khi họ luôn cảm thấy những ngày đông ảm đạm làm tâm trạng mình chán nản và không thoải mái.
Để mình không rơi vào trạng thái này, bạn nên tạo cơ hội cho mình tiếp xúc ánh sáng và không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt. Không có cơ hội ra ngoài thì hãy mở tung cửa sổ, kéo rèm hoặc dành thời gian đi dạo vào buổi tối.
6. Đi bộ để tập thể dục. Nếu vẫn không thể tập thể dục trong thời tiết giá lạnh, hãy đi bộ khi bạn đi mua sắm, đi chợ hay đơn giản là leo cầu thang bộ. Thậm chí nếu thói quen này chỉ cần 10 phút đi bộ mỗi ngày, 70 phút mỗi tuần là đã được một nửa thời gian các chuyên gia thể thao yêu cầu.
7. Mặc ấm cho mùa đông. Bạn nên mặc quần áo đủ ấm, và luôn giữ ấm cho đôi tay và đôi chân. Giữ ấm đôi tay và đôi chân sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi lạnh hoặc các bệnh trong mùa đông.
8. Bổ sung vitamin D và chất chống oxy hóa. Trong mùa đông, chất chống oxy hóa sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như bí ngô, khoai tây... Mùa đông cũng có rất ít ánh nắng mặt trời. Vì vậy hãy bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống để tránh thiếu vitamin.