Cạo râu khô. Nhiều người có thói quen cạo râu khô vì nó tiện lợi. Tuy nhiên, thói quen xấu này có thể gây trầy xước, kích ứng da, phát ban hay nổi mụn nhẹ quanh vùng cạo. Cho nên, để tránh làm trầy xước đồng thời cũng giúp cạo sạch hơn bạn nên có thói quen dùng các loại kem cạo râu. Không bảo vệ da khi ra ngoài nắng. Một số nam giới không có thói quen đeo khẩu trang, bao tay hoặc áo dài tay khi ra nắng, đây là một điều vô cùng tồi tệ. Bởi vì khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ làm da bị mất nước đồng thời làm tăng nguy cơ bị mụn (do bụi bẩn trên đường). Ngoài ra, việc không đeo khẩu trang còn làm nâng cao nguy cơ bị viêm hô hấp cấp ở nam giới do tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn đường phố. Ăn thực phẩm cay nóng. Nam giới thường ăn cay, nóng nhiều hơn gấp nhiều lần so với nữ giới. Chính thói quen này vô hình chung làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Các thực phẩm như ớt, tỏi, hành, nếu ăn quá nhiều sẽ làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Thậm chí, nó còn làm gia tăng sự sinh trưởng của vi khuẩn trong tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến cấp tính, hoặc gia tăng tình trạng viêm mãn tính. Rượu bia. Nếu quý ông nào đang nghĩ rượu bia làm tăng ham muốn tình dục và lạm dụng nó thì đó là một sai lầm rất lớn. Bởi sử dụng rượu bia nhiều có thể ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của quý ông khi quan hệ. Ngoài ra, chúng còn là yếu tố chính dẫn tới tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương của một số người. Quan hệ không có kế hoạch. Nếu nam giới quan hệ tình dục quá nhiều với tần suất dày đặc dễ dẫn đến tình trạng sung huyết và viêm tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu nam giới trong độ tuổi sinh sản quan hệ tình dục quá ít cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tuyến tiền liệt. Chính vì vậy để đảm bảo cho tuyến tiền liệt không bị ảnh hưởng, các chàng nên có kế hoạch khi làm "chuyện ấy" để đảm bảo sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục..."Ôm" máy tính quá 8h/ngày. 31% nam giới dùng máy tính quá 8 tiếng mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều hoặc quá “dựa” vào máy tính, ngoài tia bức xạ máy tính có hại cho cơ thể ra, còn gây ra các bệnh về mắt, cột sống và thần kinh. Thường xuyên ở trong phòng “điều hoà”. Khi đi làm, có khoảng 70% nam giới ngoài thời gian phải đi ra ngoài vì công việc, còn lại toàn ngồi liền tù tì trong phòng “điều hoà” làm việc, khả năng điều tiết và kháng bệnh trong cơ thể người “ở trong phòng ấm” sẽ bị suy yếu. Không ăn sáng. Cùng với tiết tấu cuộc sống hiện đại tăng nhanh, ăn một bữa sáng “thịnh soạn” có đầy đủ chất dinh dưỡng đã trở thành một “việc xa xỉ” của nam giới. Trong những người “bị” điều tra thì chỉ có 218 người là ăn sáng đều đặn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, còn lại đa phần là không ăn sáng hoặc là cho vào bụng những thứ linh tinh để không bị đói là được. Ít đi khám sức khỏe. Điều tra chỉ rõ, gần một nửa nam giới vì “bận” nên khi bị bệnh không đi khám bác sỹ mà tự “kê đơn” mua thuốc. Có 1/3 nam giới cho rằng đó chỉ là “bệnh vặt vãnh” không đáng phải để tâm. Rất nhiều bệnh do bị “kéo dài” thời gian, làm lỡ mất thời cơ trị liệu tốt nhất, thậm chí còn thành bệnh “lớn” do bị tác dụng giảm bệnh “bên ngoài” của thuốc “che đậy”. Ngủ không đủ. Nam giới làm việc ở văn phòng có tới 60% ngủ không đủ 8 tiếng và 70% thường xuyên mất ngủ.
Cạo râu khô. Nhiều người có thói quen cạo râu khô vì nó tiện lợi. Tuy nhiên, thói quen xấu này có thể gây trầy xước, kích ứng da, phát ban hay nổi mụn nhẹ quanh vùng cạo. Cho nên, để tránh làm trầy xước đồng thời cũng giúp cạo sạch hơn bạn nên có thói quen dùng các loại kem cạo râu.
Không bảo vệ da khi ra ngoài nắng. Một số nam giới không có thói quen đeo khẩu trang, bao tay hoặc áo dài tay khi ra nắng, đây là một điều vô cùng tồi tệ. Bởi vì khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ làm da bị mất nước đồng thời làm tăng nguy cơ bị mụn (do bụi bẩn trên đường). Ngoài ra, việc không đeo khẩu trang còn làm nâng cao nguy cơ bị viêm hô hấp cấp ở nam giới do tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn đường phố.
Ăn thực phẩm cay nóng. Nam giới thường ăn cay, nóng nhiều hơn gấp nhiều lần so với nữ giới. Chính thói quen này vô hình chung làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Các thực phẩm như ớt, tỏi, hành, nếu ăn quá nhiều sẽ làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Thậm chí, nó còn làm gia tăng sự sinh trưởng của vi khuẩn trong tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến cấp tính, hoặc gia tăng tình trạng viêm mãn tính.
Rượu bia. Nếu quý ông nào đang nghĩ rượu bia làm tăng ham muốn tình dục và lạm dụng nó thì đó là một sai lầm rất lớn. Bởi sử dụng rượu bia nhiều có thể ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của quý ông khi quan hệ. Ngoài ra, chúng còn là yếu tố chính dẫn tới tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương của một số người.
Quan hệ không có kế hoạch. Nếu nam giới quan hệ tình dục quá nhiều với tần suất dày đặc dễ dẫn đến tình trạng sung huyết và viêm tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu nam giới trong độ tuổi sinh sản quan hệ tình dục quá ít cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tuyến tiền liệt. Chính vì vậy để đảm bảo cho tuyến tiền liệt không bị ảnh hưởng, các chàng nên có kế hoạch khi làm "chuyện ấy" để đảm bảo sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục...
"Ôm" máy tính quá 8h/ngày. 31% nam giới dùng máy tính quá 8 tiếng mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều hoặc quá “dựa” vào máy tính, ngoài tia bức xạ máy tính có hại cho cơ thể ra, còn gây ra các bệnh về mắt, cột sống và thần kinh.
Thường xuyên ở trong phòng “điều hoà”. Khi đi làm, có khoảng 70% nam giới ngoài thời gian phải đi ra ngoài vì công việc, còn lại toàn ngồi liền tù tì trong phòng “điều hoà” làm việc, khả năng điều tiết và kháng bệnh trong cơ thể người “ở trong phòng ấm” sẽ bị suy yếu.
Không ăn sáng. Cùng với tiết tấu cuộc sống hiện đại tăng nhanh, ăn một bữa sáng “thịnh soạn” có đầy đủ chất dinh dưỡng đã trở thành một “việc xa xỉ” của nam giới. Trong những người “bị” điều tra thì chỉ có 218 người là ăn sáng đều đặn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, còn lại đa phần là không ăn sáng hoặc là cho vào bụng những thứ linh tinh để không bị đói là được.
Ít đi khám sức khỏe. Điều tra chỉ rõ, gần một nửa nam giới vì “bận” nên khi bị bệnh không đi khám bác sỹ mà tự “kê đơn” mua thuốc. Có 1/3 nam giới cho rằng đó chỉ là “bệnh vặt vãnh” không đáng phải để tâm. Rất nhiều bệnh do bị “kéo dài” thời gian, làm lỡ mất thời cơ trị liệu tốt nhất, thậm chí còn thành bệnh “lớn” do bị tác dụng giảm bệnh “bên ngoài” của thuốc “che đậy”.
Ngủ không đủ. Nam giới làm việc ở văn phòng có tới 60% ngủ không đủ 8 tiếng và 70% thường xuyên mất ngủ.