Tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tượng đài cụ Nguyễn Sinh Sắc ở khu di tích.Vào những năm cuối đời, Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1929, Cụ qua đời và được an táng tại đây. Sau năm 1975, nơi an nghỉ của Cụ được xây dựng thành một khu di tích với tổng diện tích 3,6 ha. Ảnh: Đền thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích.Trung tâm của khu di tích là ngôi mộ Cụ Phó bảng. Mộ quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.Mộ phần được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trước mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát.Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp.Cách lăng mộ không xa là đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi đền có kiến trúc giản dị nhưng toát lên vẻ trang nghiêm.Rời lăng mộ và đền thờ Cụ Phó bảng, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm.Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.Tượng Cụ Phó bảng trong nhà lưu niệm.Trong khuôn viên khu di tích còn có nhà sàn Bác Hồ bên ao cá, phục dựng theo nguyên mẫu công trình ở Hà Nội.Một phần của làng Hòa An xưa được lưu giữ với khung cảnh sông nước đặc trưng của một vùng quê Đồng Tháp.Nhiều ngôi nhà gắn với quãng thời gian sinh sống của Cụ Phó bảng ở làng An Hòa được phục dựng theo tỉ lệ 1/1.Cảnh sinh hoạt, lao động của người dân làng An Hòa xưa được tái hiện rất sinh động.
Tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tượng đài cụ Nguyễn Sinh Sắc ở khu di tích.
Vào những năm cuối đời, Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1929, Cụ qua đời và được an táng tại đây. Sau năm 1975, nơi an nghỉ của Cụ được xây dựng thành một khu di tích với tổng diện tích 3,6 ha. Ảnh: Đền thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích.
Trung tâm của khu di tích là ngôi mộ Cụ Phó bảng. Mộ quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.
Mộ phần được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trước mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát.
Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp.
Cách lăng mộ không xa là đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi đền có kiến trúc giản dị nhưng toát lên vẻ trang nghiêm.
Rời lăng mộ và đền thờ Cụ Phó bảng, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm.
Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.
Tượng Cụ Phó bảng trong nhà lưu niệm.
Trong khuôn viên khu di tích còn có nhà sàn Bác Hồ bên ao cá, phục dựng theo nguyên mẫu công trình ở Hà Nội.
Một phần của làng Hòa An xưa được lưu giữ với khung cảnh sông nước đặc trưng của một vùng quê Đồng Tháp.
Nhiều ngôi nhà gắn với quãng thời gian sinh sống của Cụ Phó bảng ở làng An Hòa được phục dựng theo tỉ lệ 1/1.
Cảnh sinh hoạt, lao động của người dân làng An Hòa xưa được tái hiện rất sinh động.