Học viện Phật giáo Larung Gar hay còn gọi Học viện Sertar nằm trong thung lũng Larung, Trung Quốc là "ngôi nhà" Phật giáo lớn nhất thế giới và là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.Giới tu sĩ ở trong những ngôi nhà bằng gỗ màu đỏ và nâu, được xây dựng theo phong cách truyền thống nằm sát nhau tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp ở thung lũng Larung. Mỗi ngôi nhà có từ 1 - 3 phòng và không có hệ thống sưởi hay nhà vệ sinh."Ngôi nhà" Phật giáo lớn nhất thế giới là nơi hơn 40.000 nhà sư, tu sĩ... đến học tập, nghiên cứu, tham gia các buổi giảng dạy về Phật giáo Tây Tạng.Học viện Phật giáo Larung Gar được thành lập vào năm 1980 tại một thung lũng hoàn toàn không có người và từng bước phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.Những ngôi nhà của các nhà sư, tu sĩ... được sắp xếp theo độ tuổi, giới tính. Mỗi khu được phân tách bằng những con đường quanh co.Cầu nguyện là một phần quan trọng đối với các nhà sư, tu sĩ... học tập, nghiên cứu Phật giáo tại thung lũng Larung.Học viện Phật giáo Larung Gar không chỉ thu hút các học viên đến từ các dân tộc thiểu số Trung Quốc mà còn có các sinh viên đến từ các quốc gia khác như Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Malaysia.Để đến Học viện Larung Gar nằm cách thành phố Thành Đô khoảng 650 km, mọi người thường mất khoảng 20 giờ trên xe mới đến nơi.Các tu sĩ, nữ tu và sinh viên thường tổ chức cầu nguyện.Du khách luôn được chào đón khi đến Học viện Phật giáo Larung Gar để tham quan, học tập và tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng.Các tu sĩ tập ngồi bên trong ngôi đền lớn nhất ở thung lũng Larung để cầu nguyện.Tại đây, các nhà sư, tu sĩ thực hành việc chôn cất người chết theo nghi lễ Thiên táng. Theo đó, người chết sẽ bị xẻ thịt và bầy kền kền sẽ lao đến ăn. Người Tây Tạng tin rằng việc thực hành nghi lễ chôn cất này sẽ giúp con người trả lại phần tồn tại vật chất cho thiên nhiên.
Học viện Phật giáo Larung Gar hay còn gọi Học viện Sertar nằm trong thung lũng Larung, Trung Quốc là "ngôi nhà" Phật giáo lớn nhất thế giới và là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Giới tu sĩ ở trong những ngôi nhà bằng gỗ màu đỏ và nâu, được xây dựng theo phong cách truyền thống nằm sát nhau tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp ở thung lũng Larung. Mỗi ngôi nhà có từ 1 - 3 phòng và không có hệ thống sưởi hay nhà vệ sinh.
"Ngôi nhà" Phật giáo lớn nhất thế giới là nơi hơn 40.000 nhà sư, tu sĩ... đến học tập, nghiên cứu, tham gia các buổi giảng dạy về Phật giáo Tây Tạng.
Học viện Phật giáo Larung Gar được thành lập vào năm 1980 tại một thung lũng hoàn toàn không có người và từng bước phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Những ngôi nhà của các nhà sư, tu sĩ... được sắp xếp theo độ tuổi, giới tính. Mỗi khu được phân tách bằng những con đường quanh co.
Cầu nguyện là một phần quan trọng đối với các nhà sư, tu sĩ... học tập, nghiên cứu Phật giáo tại thung lũng Larung.
Học viện Phật giáo Larung Gar không chỉ thu hút các học viên đến từ các dân tộc thiểu số Trung Quốc mà còn có các sinh viên đến từ các quốc gia khác như Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Malaysia.
Để đến Học viện Larung Gar nằm cách thành phố Thành Đô khoảng 650 km, mọi người thường mất khoảng 20 giờ trên xe mới đến nơi.
Các tu sĩ, nữ tu và sinh viên thường tổ chức cầu nguyện.
Du khách luôn được chào đón khi đến Học viện Phật giáo Larung Gar để tham quan, học tập và tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng.
Các tu sĩ tập ngồi bên trong ngôi đền lớn nhất ở thung lũng Larung để cầu nguyện.
Tại đây, các nhà sư, tu sĩ thực hành việc chôn cất người chết theo nghi lễ Thiên táng. Theo đó, người chết sẽ bị xẻ thịt và bầy kền kền sẽ lao đến ăn. Người Tây Tạng tin rằng việc thực hành nghi lễ chôn cất này sẽ giúp con người trả lại phần tồn tại vật chất cho thiên nhiên.