Nằm trên đỉnh một ngọn đồi thuộc địa phận làng Thikse ở bang Ladakh, Ấn Độ, tu viện Thikse là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.Công trình này được chú ý vì có kiến trúc rất giống với Cung điện Potala ở Lhasa. Đây cũng là công trình tôn giáo lớn nhất trung tâm Ladakh - vùng đất được mệnh danh là "tiểu Tây Tạng" với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.Lịch sử tu viện bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 15, khi nhà tu hành Je Tsongkhapa - người sáng lập ra trường phái Mũ Vàng - gửi sáu môn đệ từ Tây Tạng tời Ladakh để truyền giáo.Các nhà sư này đã đàm đạo với vua của Ladakh và được đồng ý cho thành lập một tu viện ở nơi đây.Tu viện ban đầu có quy mô khá nhỏ. Đếm giữa thế kỷ 15, một tu viện mới được khởi công cách vị trí cũ vài km, trên một ngọn đồi thiêng liêng của ngôi làng mang tên Thikse.Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo Tây Tạng phát triển mạnh trong vùng và tu viện Thikse liên tục được củng cố, mở rộng để có diện mạo như ngày nay.Vể tổng quan, tu viện được xây dựng theo tầng bậc dựa vào sườn đồi với phong cách kiến trúc tu viện - pháo đài truyền thống của người Tây Tạng.Các tầng thấp nhất của tu viện là nơi các lực lượng bảo vệ tu viện chốt giữ. Các tầng trên là nơi ở của các lạt ma, giảng đường và nơi thờ tự...Bên ngoài các khu nhà được sơn màu khác nhau, thể hiện chức năng của công trình. Các tòa nhà màu vàng là nơi hội họp, trong khi màu đỏ là đền thờ.Các tầng trên cùng của tu viện là một kho lưu trữ kinh sách mà chỉ có một số nhà sư được phép tiếp cận.Phía trước tu viện là các bảo tháp nhằm chống lại ma quỷ.Với những đường nét tương tự cung điện Potala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng, tu viện Thikse thường được gọi là "Tiểu Potala".Lễ hội hàng năm của tu viện được gọi là nghi lễ Gustor, được tổ chức từ ngày 17-19 tháng 9 của lịch Tây Tạng. Tại lễ hội, các điệu múa thiêng liêng mang đậm văn hóa Tây Tạng sẽ được biểu diễn trước sự chứng kiến của công chúng.Ngày nay, tu viện Thikse là điểm tham quan thu hút du khách nhiều nhất ở bang Ladakh của Ấn Độ.
Nằm trên đỉnh một ngọn đồi thuộc địa phận làng Thikse ở bang Ladakh, Ấn Độ, tu viện Thikse là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.
Công trình này được chú ý vì có kiến trúc rất giống với Cung điện Potala ở Lhasa. Đây cũng là công trình tôn giáo lớn nhất trung tâm Ladakh - vùng đất được mệnh danh là "tiểu Tây Tạng" với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.
Lịch sử tu viện bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 15, khi nhà tu hành Je Tsongkhapa - người sáng lập ra trường phái Mũ Vàng - gửi sáu môn đệ từ Tây Tạng tời Ladakh để truyền giáo.
Các nhà sư này đã đàm đạo với vua của Ladakh và được đồng ý cho thành lập một tu viện ở nơi đây.
Tu viện ban đầu có quy mô khá nhỏ. Đếm giữa thế kỷ 15, một tu viện mới được khởi công cách vị trí cũ vài km, trên một ngọn đồi thiêng liêng của ngôi làng mang tên Thikse.
Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo Tây Tạng phát triển mạnh trong vùng và tu viện Thikse liên tục được củng cố, mở rộng để có diện mạo như ngày nay.
Vể tổng quan, tu viện được xây dựng theo tầng bậc dựa vào sườn đồi với phong cách kiến trúc tu viện - pháo đài truyền thống của người Tây Tạng.
Các tầng thấp nhất của tu viện là nơi các lực lượng bảo vệ tu viện chốt giữ. Các tầng trên là nơi ở của các lạt ma, giảng đường và nơi thờ tự...
Bên ngoài các khu nhà được sơn màu khác nhau, thể hiện chức năng của công trình. Các tòa nhà màu vàng là nơi hội họp, trong khi màu đỏ là đền thờ.
Các tầng trên cùng của tu viện là một kho lưu trữ kinh sách mà chỉ có một số nhà sư được phép tiếp cận.
Phía trước tu viện là các bảo tháp nhằm chống lại ma quỷ.
Với những đường nét tương tự cung điện Potala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng, tu viện Thikse thường được gọi là "Tiểu Potala".
Lễ hội hàng năm của tu viện được gọi là nghi lễ Gustor, được tổ chức từ ngày 17-19 tháng 9 của lịch Tây Tạng. Tại lễ hội, các điệu múa thiêng liêng mang đậm văn hóa Tây Tạng sẽ được biểu diễn trước sự chứng kiến của công chúng.
Ngày nay, tu viện Thikse là điểm tham quan thu hút du khách nhiều nhất ở bang Ladakh của Ấn Độ.