Tượng Phật cổ Trung Hoa bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Theo Con đường Tơ lụa, đạo Phật du nhập vào Trung Hoa khoảng thế kỷ 1-2 TCN.Tượng Quan Âm bằng gốm của Trung Hoa, niên đại thế kỷ 17. Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo Trung Hoa là sự kết hợp của quả trình giao lưu với các trung tâm Phật giáo khác trong khu vực.Tượng Quan Âm bằng đá ngọc, thế kỷ 18. Tượng Phật giáo Trung Hoa thuở sơ khai chịu ảnh hưởng từ phong cách Gupta (Ấn Độ). Từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 10, điêu khắc Phật giáo Trung Hoa phát triển mạnh với những đặc trưng về nhân chủng và dân tộc học đậm nét.Tượng Quan Âm bằng đồng, thế kỷ 18. Hình tượng Bồ Tát, đặc biệt là Quan Thế Âm chiếm vị trí quan trọng trong điện thờ của các ngôi chùa Phật giáo Trung Hoa.Tượng Phật bằng đồng, thế kỷ 17. Nếu ở Nam Á, Bồ Tát thường được thể hiện dưới dạng nam nhân thì khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, hình tượng này đã chuyển thành nữ nhân.Tượng Quan Âm Tống Tử bằng đồng, thế kỷ 18. Dưới các triều đại Tống Nguyên, Minh, Thanh, các hình tượng Phật giáo Trung Hoa hầu như ít thay đổi.Tượng Địa Tạng bằng đá ngọc, thế kỷ 17. Chất liệu dùng để thể hiện tượng Phật ở các ngôi chùa cổ Trung Hoa rất đa dạng, phổ biến là gỗ quý, đồng, đá ngọc, những vật liệu vốn chỉ dùng để tạo tác các vật phẩm cao cấpTượng A Di Đà bằng đá ngọc, thế kỷ 16. Kích thước của các bức tượng cũng rất phong phú, từ loại nhỏ như ngón tay đến những bức tượng khổng lồ to bằng cả tòa nhà.Về phương diện nghệ thuật, tượng Phật cổ Trung Hoa đã đạt đến độ hoàn mỹ với độ chi tiết cao, bố cục hài hòa, thể hiện được tinh thần thoát tục của đạo Phật.Nghệ thuật tạc tượng Phật của Trung Hoa đã có ảnh hưởng rất lớn đến tượng Phật của các nền văn hóa lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tượng Phật cổ Trung Hoa bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Theo Con đường Tơ lụa, đạo Phật du nhập vào Trung Hoa khoảng thế kỷ 1-2 TCN.
Tượng Quan Âm bằng gốm của Trung Hoa, niên đại thế kỷ 17. Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo Trung Hoa là sự kết hợp của quả trình giao lưu với các trung tâm Phật giáo khác trong khu vực.
Tượng Quan Âm bằng đá ngọc, thế kỷ 18. Tượng Phật giáo Trung Hoa thuở sơ khai chịu ảnh hưởng từ phong cách Gupta (Ấn Độ). Từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 10, điêu khắc Phật giáo Trung Hoa phát triển mạnh với những đặc trưng về nhân chủng và dân tộc học đậm nét.
Tượng Quan Âm bằng đồng, thế kỷ 18. Hình tượng Bồ Tát, đặc biệt là Quan Thế Âm chiếm vị trí quan trọng trong điện thờ của các ngôi chùa Phật giáo Trung Hoa.
Tượng Phật bằng đồng, thế kỷ 17. Nếu ở Nam Á, Bồ Tát thường được thể hiện dưới dạng nam nhân thì khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, hình tượng này đã chuyển thành nữ nhân.
Tượng Quan Âm Tống Tử bằng đồng, thế kỷ 18. Dưới các triều đại Tống Nguyên, Minh, Thanh, các hình tượng Phật giáo Trung Hoa hầu như ít thay đổi.
Tượng Địa Tạng bằng đá ngọc, thế kỷ 17. Chất liệu dùng để thể hiện tượng Phật ở các ngôi chùa cổ Trung Hoa rất đa dạng, phổ biến là gỗ quý, đồng, đá ngọc, những vật liệu vốn chỉ dùng để tạo tác các vật phẩm cao cấp
Tượng A Di Đà bằng đá ngọc, thế kỷ 16. Kích thước của các bức tượng cũng rất phong phú, từ loại nhỏ như ngón tay đến những bức tượng khổng lồ to bằng cả tòa nhà.
Về phương diện nghệ thuật, tượng Phật cổ Trung Hoa đã đạt đến độ hoàn mỹ với độ chi tiết cao, bố cục hài hòa, thể hiện được tinh thần thoát tục của đạo Phật.
Nghệ thuật tạc tượng Phật của Trung Hoa đã có ảnh hưởng rất lớn đến tượng Phật của các nền văn hóa lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.