Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, bia Linh Xứng là một hiện vật quý giá có liên quan đến danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105), vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.Tấm bia cổ này được tạc từ đá xanh, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ bảy (tức năm 1126) tại chùa Linh Xứng, thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Bia cao 134 cm, rộng 70cm, được dựng trên lưng rùa, ẩn chứa quan niệm của người xưa rằng những điều khắc ghi trên bia sẽ được truyền tới muôn đời sau.Trán bia Linh Xứng có hình bán nguyệt, khắc chữ Nho: “Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi ký”, có nghĩa là Bia chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng.Thân bia khắc chìm bài minh văn chữ Hán, nét chữ chân phương, phần đầu nội dung nói về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở nước ta.Phần này nêu chi tiết việc dân ta làm tượng Phật để truyền đạo thống, dựng tháp miếu để có chỗ quy tâm cho nên những nơi danh lam thắng cảnh người ta đều dựng chùa, lập miếu..Phần tiếp của văn bia nói về quá trình xây chùa Linh Xứng, với sự góp công của các tín đồ phật giáo và nhân dân quanh vùng.Đặc biệt, phần này đề cao sự quan tâm, công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc tìm đất, công đức tiền của để xây dựng chùa Linh Xứng cũng như chiến công của ông trong cuộc chiến chống quân Chiêm Thành năm 1069 và chống quân Tống năm 1075 - 1077.Có thể nói, bia Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.Trong hệ thống cổ vật Việt Nam, bia Linh Xứng cũng là một trong số ít những tấm bia có từ thời nhà Lý còn lại nguyên vẹn đến ngày nay. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam).Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, bia Linh Xứng là một hiện vật quý giá có liên quan đến danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105), vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Tấm bia cổ này được tạc từ đá xanh, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ bảy (tức năm 1126) tại chùa Linh Xứng, thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Bia cao 134 cm, rộng 70cm, được dựng trên lưng rùa, ẩn chứa quan niệm của người xưa rằng những điều khắc ghi trên bia sẽ được truyền tới muôn đời sau.
Trán bia Linh Xứng có hình bán nguyệt, khắc chữ Nho: “Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi ký”, có nghĩa là Bia chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng.
Thân bia khắc chìm bài minh văn chữ Hán, nét chữ chân phương, phần đầu nội dung nói về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở nước ta.
Phần này nêu chi tiết việc dân ta làm tượng Phật để truyền đạo thống, dựng tháp miếu để có chỗ quy tâm cho nên những nơi danh lam thắng cảnh người ta đều dựng chùa, lập miếu..
Phần tiếp của văn bia nói về quá trình xây chùa Linh Xứng, với sự góp công của các tín đồ phật giáo và nhân dân quanh vùng.
Đặc biệt, phần này đề cao sự quan tâm, công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc tìm đất, công đức tiền của để xây dựng chùa Linh Xứng cũng như chiến công của ông trong cuộc chiến chống quân Chiêm Thành năm 1069 và chống quân Tống năm 1075 - 1077.
Có thể nói, bia Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trong hệ thống cổ vật Việt Nam, bia Linh Xứng cũng là một trong số ít những tấm bia có từ thời nhà Lý còn lại nguyên vẹn đến ngày nay. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.