Những tượng gốm cổ quý giá này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ ngày 22/4. Tại buổi họp báo khai mạc trưng bày Chuyên đề “Tượng gốm cổ Việt Nam”, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng 70 hiện vật có niên đại từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay đến đầu thế kỷ XX. Ảnh: Ở Việt Nam, tượng gốm cổ nhất được tìm thấy trong Văn hóa Phùng Nguyên, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại cách đây khoảng 4.000 - 3.500 năm.
Tượng gốm cổ Việt Nam không những đa dạng về chất liệu, dòng men mà còn phong phú về hình thức thể hiện và chức năng sử dụng. Ảnh: Tượng mèo, gốm hoa nâu- thời Lý, thế kỷ 11-13.
Thực tế cho thấy, tượng gốm cổ Việt Nam được làm bằng nhiều chất liệu như gốm xốp, đất nung, sành, gốm men, sứ và hiện diện trong đủ các dòng men khác nhau. Ảnh: Tước hình chim vẹt, gốm hoa nâu- thời Lý, thế kỷ 11-13.
Về hình thức thể hiện, tượng gốm cổ Việt Nam bao gồm tượng độc lập, vật dụng tạo hình theo hình thức tượng tròn và tượng trang trí với tư cách là một bộ phận hữu cơ của hiện vật. Ảnh: Hộp hình voi, gốm hoa lam- thời Lê Sơ, thế kỷ 15 (hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam).
Bằng bàn tay tài hoa, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ, các nghệ nhân gốm Việt xưa đã thổi hồn vào đất để tạo ra những thành quả văn hóa, nghệ thuật phản ánh sinh động các mặt đời sống xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Ảnh: Tượng Quan Âm Bồ Tát, gốm men trắng-thời Nguyễn, thế kỷ 19 (Lò gốm Bát Tràng, Hà Nội).
Tượng Tam Đa (Phúc- Lộc- Thọ), gốm nhiều màu- thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 (Lò gốm Bát Tràng, Hà Nội).
Tượng người gắn trên ngói úp nóc, đất nung- thời Trần, thế kỷ 13-14.
Những tượng gốm cổ quý giá này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ ngày 22/4. Tại buổi họp báo khai mạc trưng bày Chuyên đề “Tượng gốm cổ Việt Nam”, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng 70 hiện vật có niên đại từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay đến đầu thế kỷ XX. Ảnh: Ở Việt Nam, tượng gốm cổ nhất được tìm thấy trong Văn hóa Phùng Nguyên, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại cách đây khoảng 4.000 - 3.500 năm.
Tượng gốm cổ Việt Nam không những đa dạng về chất liệu, dòng men mà còn phong phú về hình thức thể hiện và chức năng sử dụng. Ảnh: Tượng mèo, gốm hoa nâu- thời Lý, thế kỷ 11-13.
Thực tế cho thấy, tượng gốm cổ Việt Nam được làm bằng nhiều chất liệu như gốm xốp, đất nung, sành, gốm men, sứ và hiện diện trong đủ các dòng men khác nhau. Ảnh: Tước hình chim vẹt, gốm hoa nâu- thời Lý, thế kỷ 11-13.
Về hình thức thể hiện, tượng gốm cổ Việt Nam bao gồm tượng độc lập, vật dụng tạo hình theo hình thức tượng tròn và tượng trang trí với tư cách là một bộ phận hữu cơ của hiện vật. Ảnh: Hộp hình voi, gốm hoa lam- thời Lê Sơ, thế kỷ 15 (hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam).
Bằng bàn tay tài hoa, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ, các nghệ nhân gốm Việt xưa đã thổi hồn vào đất để tạo ra những thành quả văn hóa, nghệ thuật phản ánh sinh động các mặt đời sống xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Ảnh: Tượng Quan Âm Bồ Tát, gốm men trắng-thời Nguyễn, thế kỷ 19 (Lò gốm Bát Tràng, Hà Nội).
Tượng Tam Đa (Phúc- Lộc- Thọ), gốm nhiều màu- thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 (Lò gốm Bát Tràng, Hà Nội).
Tượng người gắn trên ngói úp nóc, đất nung- thời Trần, thế kỷ 13-14.